viết 1 đoạn văn ngắn khoang 10 dên 15 dòng nêu cảm nhận của e về nhận vật đã học trg tác phẩm lớp 8.
MK ĐÃ HỌC :
-Tức nước vỡ bờ (Chị dậu hoặc cai lệ)
-LÃo hạc (lão hạc hoặc ông giáo)
#NO COPY = 5 sao , nhanh được câu trả lời hay nhất
viết 1 đoạn văn ngắn khoang 10 dên 15 dòng nêu cảm nhận của e về nhận vật đã học trg tác phẩm lớp 8.
MK ĐÃ HỌC :
-Tức nước vỡ bờ (Chị dậu hoặc cai lệ)
-LÃo hạc (lão hạc hoặc ông giáo)
#NO COPY = 5 sao , nhanh được câu trả lời hay nhất
LÃO HẠC
Nhân vật Lão Hạc là một lão nông nghèo nhưng có nhiều phẩm chất tốt đẹp. Đây là nhân vật đại diện cho tầng lớp người nông dân trong xã hội cũ.Cuộc đời bi thảm của lão Hạc là một cuộc đời đơn độc, bị cái đói nghèo đày đọa. Nhà nghèo, vợ mất sớm, một mình lão gà trống nuôi con. Anh con trai vì không lấy được vợ mà chán nản bỏ đi làm đồn điền cao su. Lão ngày ngày vò võ mong con về, thui thủi tâm sự với con chó Vàng – kỉ vật duy nhất cậu con trai để lại. Nhưng vì nghèo đói, lão phải bán đi người bạn duy nhất của lão. Cuối cùng để giữ tấm lòng trong sạch, lão đã ăn bả chó tự tử.Thế nhưng, trong những gam màu tối tăm ấy, ta lại thấy sáng ngời vẻ đẹp nhân cách của lão Hạc – nghĩa tình, nhân hậu, vị tha và tự trọng. Với cậu Vàng, lão coi nó như người bạn, ngày ngày tâm sự, trò chuyện. Còn đối với cậu con trai thì lão yêu quý gấp vạn lần. Lão quyết chí giữ lại mảnh vườn cho con, ốm nhưng không dám động đến tiền dành dụm vì sợ đụng vào tiền của con. Trên hết, lão Hạc mang trong mình tấm lòng tự trọng cao quý. Lòng tự trọng với con trai, với cậu Vàng, với mọi người và cả chính bản thân lão. Lão chọn cái chết để bảo tròn tâm hồn trong sáng của lão.Bằng ngòi bút miêu tả tâm lí, tự sự, Nam Cao đã thành công xây dựng nhân vật lão Hạc điển hình cho người nông dân trong xã hội đương thời. Qua đó, tác giả tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến bất công, dồn đẩy người nông dân tới bước đường cùng.Nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương và phẩm chất cao quý của người nông dân trong xã hội cũ. Nhà văn thể hiện lòng thương yêu, thái độ trân trọng đối với những con người bất hạnh nhưng cao thượng.
CHỊ DẬU
Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trong tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã khắc họa thành công nhân vật chị Dậu – quằn quại trong bùn lầy nhưng phẩm chất sáng ngời, đại diện cho người phụ nữ trong xã hội cũ.
Trước hết, chị Dậu là người phụ nữ dịu dàng, đằm thắm, yêu chồng, thương con hết mực. Đón chồng trở về sau bao ngày bị bọn quan sai hành hạ, chị tất tả chạy đi vay nắm gạo để nấu cháo, dỗ dành và đút chồng ăn. Tận cùng nỗi đau, chị Dậu như đứt từng khúc ruột khi phải bán đứa con đầu lòng ngoan ngoãn hiếu thảo.
Chị Dậu còn là người sống khiêm nhường, nhẫn nhục, chịu đựng nhưng không yếu đuối mà có một sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ. Ban đầu, khi bọn cai lệ xông đến bắt anh Dậu, chị đã van xin với lời lẽ vô cùng kính trọng: “ông” – “con”. Khi bọn chúng sầm sập chạy đến định bắt trói anh Dậu, chị xám mặt tức giận nhưng vẫn cố gắng chịu đựng. Tuy nhiên, khi danh dự bị coi thường, khi chúng ấn vào ngực chị cái bịch và sấn đến chỗ anh Dậu thì chị chuyển thái độ cảnh báo hắn. Chị nâng mình lên vị trí của người trên để mắng chửi chúng: “bà” – “mày”, rồi chị nhảy vào đánh lại bọn tay sai tàn ác. Xuất phát từ lòng thương chồng, thương con và căm ghét bọn tay sai, chị đã thắng trong cuộc đối đầu không cân sức này.
Với tất cả tình yêu dành cho chồng, cho con, chị Dậu chính là người phụ nữ Việt Nam có hoàn cảnh đáng thương nhưng phẩm hạnh đáng quý. Qua tác phẩm, chúng ta bày tỏ sự trân trọng với những người phụ nữ hiền dịu, giàu đức hi sinh và tinh thần phản kháng mạnh mẽ.