Viết 1 đoạn văn nghị luận xã hội về nguyên nhân,ý nghĩa cái chết của lão Hạc

By Julia

Viết 1 đoạn văn nghị luận xã hội về nguyên nhân,ý nghĩa cái chết của lão Hạc

0 bình luận về “Viết 1 đoạn văn nghị luận xã hội về nguyên nhân,ý nghĩa cái chết của lão Hạc”

  1. Cái chết của nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao đã để lại cho người đọc một niềm thương cảm sâu sắc . Lão xin Binh Tư ít bả chó với lí do bắt chó nhà khác – một lí do làm Binh Tư nghĩ Lão giả bộ hiền lành như thế nhưng cũng ghê ra phết , một lí do làm ông giáo hiểu nhầm Lão , hiểu lầm một con người đã khóc vì trót lừa con chó , một con người nhịn ăn để có tiền làm ma . Vậy nhưng hóa ra , Lão ăn bả chó để tự tử . Cái chết của Lão dữ dội và bi thảm , sẵn sàng nhận cái chết vì con . Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng trân trọng : lòng tự trọng của 1 lão nông dân nghèo nhưng trong sạch . Cái chết của Lão đã nói lên tình cảnh và số phận của người nông dân trước cách mạng tháng 8 : đói khổ , bế tắc , cùng đường . Quả thật , cái chết của Lão Hạc đã góp phần tạo nên thành công về giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm

    Chúc bạn học tốt

    Trả lời
  2. Lão Hạc là một người nghèo khổ nhưng có lòng tự trọng, không muốn gây phiền hà lối xóm. Lão là con người hết sức tự trọng, quyết không nhận bố thí. Trong tình cảnh túng quẫn, tuyệt vọng lão Hạc đã bị đẩy vào con đường chết để giải thoát. Lão tự nguyện tìm đến cái chết một cách tự nguyện cũng. Lão Hạc người khí tiết, có lòng tự trọng. Thà chịu đói, chịu chết chứ không nhờ người khác. Cái chết đau đớn là do lão tự chọn. Lão Hạc là con người “đói cho sạch, rách cho thơm”,  con người coi trọng nhân phẩm hơn cả cuộc sống. Suy cho cùng đây số phận chung của những người trước cách mạng tháng Tám nghèo đói và túng quẫn. Trong truyện Lão Hạc đã chết bất ngờ trong sự nghèo đói, túng quẫn, cái chết đó hậu quả của một xã hội phong kiến mục nát. Cái chết dữ dội, đau đớn, sống trên đời có nhiều cái chết nhẹ nhàng nhưng Lão Hạc lại chọn cái chết thật đau đớn như một lời tạ lỗi với cậu Vàng- kỉ vật người con trai. Có lẽ cái chết tuy đau đớn về thể xác nhưng chắc chắn sẽ thanh thản về tâm hồn của mình. Ý nghĩa chính: cái chết như đã tố cáo trức tiếp về xã hội phong kiến bất công, tàn ác, xấu xa đã chà đạp lên số phận đau thương của bao mảnh đời bất hạnh. Xã hội đó đẩy con người và bức chân đường cùng không lối thoát khiến họ phải tìm đến cái chết để tự giải. Qua cái chết đó ta càng kính trọng những phẩm chất tốt đẹp, nhân cách cao quý người nông dân: chất phác, hiền lành, sống có tình có nghĩa… sau đó ta thương tiếc xót xa trước cảnh đời bi thảm của người nông dân trong chế độ cũ. Lão Hạc chết sẽ mang đậm màu sắc bi thương, một mảng màu tối nhưng khiến người đọc có thêm niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người trước hoàn cảnh nghiệt ngã. Đó là giá trị nhân văn sâu sắc mà tác giả đã gửi gắm vào truyện ngắn này.

    Trả lời

Viết một bình luận