Viết 1 đoạn văn nhắn phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật lịch sử ngô quyền.
0 bình luận về “Viết 1 đoạn văn nhắn phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật lịch sử ngô quyền.”
Năm 938, sau khi Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ; Ngô Quyền được tin về việc phản nghịch của Công Tiễn và thấy việc Công Tiễn quy phục Nam Hán là nguy hại cho cuộc tự chủ mà họ Khúc và Dương Đình Nghệ cố gắng xây nền móng nên phát binh từ Aí châu ra đánh Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn sai sứ sang đút lót để cầu cứu với nhà Nam Hán. Sách An nam chí lược viết rằng: Công Tiễn bị Ngô Quyền vây, sức yếu bị thua mới cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Nam Hán là Lưu Cung nhân Giao Chỉ có loạn muốn chiếm lấy. Lưu Cung phong cho con mình là Vạn vương Lưu Hoằng Tháo làm Giao Vương, đem quân cứu Kiều Công Tiễn. Nhưng khi quân Nam Hán chưa sang, mùa thu năm 983, Ngô Quyền đã giết được Kiều Công Tiễn.
Sau trận đại thắng lừng danh kim cổ trên sông Bạch Đằng, đập tan quân Nam Hán xâm lược, Ngô Quyền lên ngôi vua, mở ra thời kỳ trung hưng rực rỡ của dân tộc. Bởi vậy, Ngô Quyền được giới sử gia xếp là người đứng đầu trong các bậc vua chúa ở Việt Nam xưa kia.
Ngô Quyền sinh năm 898, mất năm 944, là người Đường Lâm (nay là Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội).
Ông vốn sinh ra trong một dòng họ hào trưởng có thế lực, rất được người dân địa phương mến phục. Khi trưởng thành, Ngô Quyền nổi tiếng là một thanh niên khôi ngô, tuấn kiệt, văn võ toàn tài. Ông được Dương Đình Nghệ, người đứng đầu một thế lực lớn nhất nhì cả nước thời bấy giờ, gả con gái và tin cậy giao cho cải quản cả vùng đất Ái Châu rộng lớn, trù phú.
Khi Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn sát hại, đoạt ngôi vị Tĩnh Hải Quân Tiết độ sứ (người đứng đầu Tĩnh Hải Quân – tên gọi của nước ta thời bấy giờ). Do soán ngôi bất minh, Kiều Công Tiễn bị dân chúng và các thế lực quyền lực phản đối kịch liệt. Chẳng những thế, Kiều Công Tiễn còn đứng trước nguy cơ bị các cánh quân của các tướng lĩnh người Việt thảo phạt, trong đó có Ngô Quyền – người rất căm tức Kiều Công Tiễn vì đã sát hại cha vợ mình. Hoảng sợ trước viễn cảnh đen tối, Kiều Công Tiễn dấn thêm một bước sai lầm tệ hại, cầu cứu nhà Nam Hán. Chỉ chờ có vậy, nhà Nam Hán bèn lấy cớ xua quân xuống xâm lược nước ta.
Tuy nhiên, chưa kịp chờ quân Nam Hán tới cứu, Kiều Công Tiễn đã bị Ngô Quyền tiễu trừ.
Sau khi diệt được kẻ nghịch tặc Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền chuẩn bị lực lượng, sẵn sàng đối đầu với quân giặc Nam Hán.
Là một người văn võ toàn tài, Ngô Quyền nắm rất rõ quy luật lên xuống thủy triều trên sông Bạch Đằng. Quân Nam Hán lại tấn công nước ta bằng đường thủy. Ngô Quyền bèn dụng mưu nhờ thủy triều diệt giặc giúp.
Ông cho người đóng cọc lim, đầu vót nhọn, bọc sắt cứng xuống lòng sông Bạch Đằng. Chờ khi thủy triều lên ngập hết bãi cọc, Ngô Quyền cho quân đi thuyền nhẹ ra khiêu chiến, rồi giả thua bỏ chạy. Quân Nam Hán tưởng thật, bèn ồ ạt dùng thuyền lớn đuổi theo. Khi toàn bộ chiến thuyền của quân Nam Hán rơi vào vùng bãi cọc, cũng là lúc thủy triều xuống rất nhanh. Thuyền Nam Hán bị trúng cọc sắt, đua nhau chìm, lật. Bấy giờ, Ngô Quyền mới dốc tổng lực ra đánh. Quân Nam Hán hỗn loạn, mười phần thì hoặc bị chết chìm, hoặc bị quân ta giết đến 6, 7 phần. Tướng giặc là Lưu Hoằng Tháo cũng chết trong đám hỗn loạn ấy. Bấy giờ là năm 938.
Sau trận thắng oanh liệt đó, nhà Nam Hán không còn dám ho he nghĩ tới chuyện xâm lấn nước Việt ta nữa.
Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền lên ngôi, xưng là Ngô Vương, đóng đô ở Cổ Loa, mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ cho nước Việt ta.
Vì là người mở ra thời kỳ độc lập huy hoàng cho đất nước, Ngô Quyền được giới sử gia tôn vinh là “vua đứng đầu các vua”, hay là “vị tổ trung hưng” của nước Việt.
Ghi nhớ công ơn của ông, nhân dân khắp nơi lập đền thờ ông. Người dân Đường Lâm cũng thế. Hiện nay, ở Đường Lâm vẫn còn lưu giữ ngôi đền thờ Ngô Quyền và lăng mộ của ông ở ngay cạnh dặng duối cổ thụ, những cây duối được cho là Ngô Quyền đã dùng để buộc voi thời xưa, nhìn ra sông Tích và mênh mông hồ nước, nơi được cho là Ngô Quyền dùng để huấn luyện đánh thủy binh.
Ở Hà Nội, tên của Ngô Quyền được dùng đặt tên cho một con phố lớn.
Năm 938, sau khi Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ; Ngô Quyền được tin về việc phản nghịch của Công Tiễn và thấy việc Công Tiễn quy phục Nam Hán là nguy hại cho cuộc tự chủ mà họ Khúc và Dương Đình Nghệ cố gắng xây nền móng nên phát binh từ Aí châu ra đánh Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn sai sứ sang đút lót để cầu cứu với nhà Nam Hán. Sách An nam chí lược viết rằng: Công Tiễn bị Ngô Quyền vây, sức yếu bị thua mới cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Nam Hán là Lưu Cung nhân Giao Chỉ có loạn muốn chiếm lấy. Lưu Cung phong cho con mình là Vạn vương Lưu Hoằng Tháo làm Giao Vương, đem quân cứu Kiều Công Tiễn. Nhưng khi quân Nam Hán chưa sang, mùa thu năm 983, Ngô Quyền đã giết được Kiều Công Tiễn.
Sau trận đại thắng lừng danh kim cổ trên sông Bạch Đằng, đập tan quân Nam Hán xâm lược, Ngô Quyền lên ngôi vua, mở ra thời kỳ trung hưng rực rỡ của dân tộc. Bởi vậy, Ngô Quyền được giới sử gia xếp là người đứng đầu trong các bậc vua chúa ở Việt Nam xưa kia.
Ngô Quyền sinh năm 898, mất năm 944, là người Đường Lâm (nay là Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội).
Ông vốn sinh ra trong một dòng họ hào trưởng có thế lực, rất được người dân địa phương mến phục. Khi trưởng thành, Ngô Quyền nổi tiếng là một thanh niên khôi ngô, tuấn kiệt, văn võ toàn tài. Ông được Dương Đình Nghệ, người đứng đầu một thế lực lớn nhất nhì cả nước thời bấy giờ, gả con gái và tin cậy giao cho cải quản cả vùng đất Ái Châu rộng lớn, trù phú.
Khi Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn sát hại, đoạt ngôi vị Tĩnh Hải Quân Tiết độ sứ (người đứng đầu Tĩnh Hải Quân – tên gọi của nước ta thời bấy giờ). Do soán ngôi bất minh, Kiều Công Tiễn bị dân chúng và các thế lực quyền lực phản đối kịch liệt. Chẳng những thế, Kiều Công Tiễn còn đứng trước nguy cơ bị các cánh quân của các tướng lĩnh người Việt thảo phạt, trong đó có Ngô Quyền – người rất căm tức Kiều Công Tiễn vì đã sát hại cha vợ mình. Hoảng sợ trước viễn cảnh đen tối, Kiều Công Tiễn dấn thêm một bước sai lầm tệ hại, cầu cứu nhà Nam Hán. Chỉ chờ có vậy, nhà Nam Hán bèn lấy cớ xua quân xuống xâm lược nước ta.
Tuy nhiên, chưa kịp chờ quân Nam Hán tới cứu, Kiều Công Tiễn đã bị Ngô Quyền tiễu trừ.
Sau khi diệt được kẻ nghịch tặc Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền chuẩn bị lực lượng, sẵn sàng đối đầu với quân giặc Nam Hán.
Là một người văn võ toàn tài, Ngô Quyền nắm rất rõ quy luật lên xuống thủy triều trên sông Bạch Đằng. Quân Nam Hán lại tấn công nước ta bằng đường thủy. Ngô Quyền bèn dụng mưu nhờ thủy triều diệt giặc giúp.
Ông cho người đóng cọc lim, đầu vót nhọn, bọc sắt cứng xuống lòng sông Bạch Đằng. Chờ khi thủy triều lên ngập hết bãi cọc, Ngô Quyền cho quân đi thuyền nhẹ ra khiêu chiến, rồi giả thua bỏ chạy. Quân Nam Hán tưởng thật, bèn ồ ạt dùng thuyền lớn đuổi theo. Khi toàn bộ chiến thuyền của quân Nam Hán rơi vào vùng bãi cọc, cũng là lúc thủy triều xuống rất nhanh. Thuyền Nam Hán bị trúng cọc sắt, đua nhau chìm, lật. Bấy giờ, Ngô Quyền mới dốc tổng lực ra đánh. Quân Nam Hán hỗn loạn, mười phần thì hoặc bị chết chìm, hoặc bị quân ta giết đến 6, 7 phần. Tướng giặc là Lưu Hoằng Tháo cũng chết trong đám hỗn loạn ấy. Bấy giờ là năm 938.
Sau trận thắng oanh liệt đó, nhà Nam Hán không còn dám ho he nghĩ tới chuyện xâm lấn nước Việt ta nữa.
Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền lên ngôi, xưng là Ngô Vương, đóng đô ở Cổ Loa, mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ cho nước Việt ta.
Vì là người mở ra thời kỳ độc lập huy hoàng cho đất nước, Ngô Quyền được giới sử gia tôn vinh là “vua đứng đầu các vua”, hay là “vị tổ trung hưng” của nước Việt.
Ghi nhớ công ơn của ông, nhân dân khắp nơi lập đền thờ ông. Người dân Đường Lâm cũng thế. Hiện nay, ở Đường Lâm vẫn còn lưu giữ ngôi đền thờ Ngô Quyền và lăng mộ của ông ở ngay cạnh dặng duối cổ thụ, những cây duối được cho là Ngô Quyền đã dùng để buộc voi thời xưa, nhìn ra sông Tích và mênh mông hồ nước, nơi được cho là Ngô Quyền dùng để huấn luyện đánh thủy binh.
Ở Hà Nội, tên của Ngô Quyền được dùng đặt tên cho một con phố lớn.