0 bình luận về “Viết 1 đoạn văn P-T-H về nhân vật trường sinh”
Qua truyện ngắn Người con gái Nam Xương, chân dung tính cách Trương Sinh hiện lên với thói gia trưởng, độc đoán, đa nghi và hay ghen tuông vô cớ. Trong thiên truyện, Trương Sinh đóng vai trò là người tạo dựng nên thảm kịch đối với người vợ Vũ Nương. Từ lời nói hồn nhiên của con trai, Trương Sinh đã thiếu suy nghĩ nên tự mình hình dung Vũ Nương đã không giữ gìn khí tiết, gian díu với người ngoài trong thời gian anh đi lính. Anh ta đinh ninh là vợ hư: “mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được”. Trương Sinh đã xử sự hồ đồ, độc đoán, la mắng, đánh đuổi vợ, không bình tĩnh phán đoán, phân tích sự việc, cũng không tin hàng xóm bênh vực Vũ Nương và những lời phân trần của nàng. Chính sự ích kỉ, tàn nhẫn, mù quáng của Trương Sinh đã đẩy Vũ Nương đến chỗ nàng phải tự vẫn để chứng tỏ tấm lòng trong sạch của mình. Sự vô lí, mê muội của Trương Sinh phản ánh bộ mặt xã hội phong kiến nam giới chuyên quyền, trọng nam khinh nữ, người phụ nữ hoàn toàn không có tiếng nói trong gia đình. Trong câu chuyện, dù nhân vật Trương Sinh không được tác giả chú trọng xây dựng nhưng lại có sức biểu đạt sâu sắc. Đó cũng là dụng ý của ông, nhằm muốn nói xã hội phong kiến mục ruỗng cùng với những quy định khắc khe của nó ấy dù không nổi bật nhưng lại có sức ảnh hưởng âm thầm ghê gớm. Nó giống như một sợi dây vô hình siết chặt và quyết định vận mệnh con người. Nguyễn Dữ đã rất thành công khi xây dựng nhân vật Trương Sinh, bản chất của Trương Sinh hay cũng chính là bản chất bất công thối nát của xã hội phong kiến đương thời đã chà đạp lên số phận con người.
Qua truyện ngắn Người con gái Nam Xương, chân dung tính cách Trương Sinh hiện lên với thói gia trưởng, độc đoán, đa nghi và hay ghen tuông vô cớ. Trong thiên truyện, Trương Sinh đóng vai trò là người tạo dựng nên thảm kịch đối với người vợ Vũ Nương. Từ lời nói hồn nhiên của con trai, Trương Sinh đã thiếu suy nghĩ nên tự mình hình dung Vũ Nương đã không giữ gìn khí tiết, gian díu với người ngoài trong thời gian anh đi lính. Anh ta đinh ninh là vợ hư: “mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được”. Trương Sinh đã xử sự hồ đồ, độc đoán, la mắng, đánh đuổi vợ, không bình tĩnh phán đoán, phân tích sự việc, cũng không tin hàng xóm bênh vực Vũ Nương và những lời phân trần của nàng. Chính sự ích kỉ, tàn nhẫn, mù quáng của Trương Sinh đã đẩy Vũ Nương đến chỗ nàng phải tự vẫn để chứng tỏ tấm lòng trong sạch của mình. Sự vô lí, mê muội của Trương Sinh phản ánh bộ mặt xã hội phong kiến nam giới chuyên quyền, trọng nam khinh nữ, người phụ nữ hoàn toàn không có tiếng nói trong gia đình. Trong câu chuyện, dù nhân vật Trương Sinh không được tác giả chú trọng xây dựng nhưng lại có sức biểu đạt sâu sắc. Đó cũng là dụng ý của ông, nhằm muốn nói xã hội phong kiến mục ruỗng cùng với những quy định khắc khe của nó ấy dù không nổi bật nhưng lại có sức ảnh hưởng âm thầm ghê gớm. Nó giống như một sợi dây vô hình siết chặt và quyết định vận mệnh con người. Nguyễn Dữ đã rất thành công khi xây dựng nhân vật Trương Sinh, bản chất của Trương Sinh hay cũng chính là bản chất bất công thối nát của xã hội phong kiến đương thời đã chà đạp lên số phận con người.