Viết 1 đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu, em hãy nêu cảm nhận của mình về tấm lòng của Thúy Kiều với Trương Sinh và cha mẹ
0 bình luận về “Viết 1 đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu, em hãy nêu cảm nhận của mình về tấm lòng của Thúy Kiều với Trương Sinh và cha mẹ”
Chắc hẳn nói đến Nguyễn Du là người đọc sẽ nhớ ngay đến đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, tên tuổi của ông gắn liền với tác phẩm “Truyện Kiều”. Tác phẩm được người đọc ấn tượng nhất là tài miêu tả tâm trạng nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích ” Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Đó là nỗi nhớ người thân. Trước tiên là Kiều nhớ Kim Trọng nàng nhớ cảnh hai người uống chén rượu thề trăm năm dưới ánh trăng vằng vặc. Nàng hình dung tưởng tượng và nhớ lại hình ảnh đã cùng Kim Trọng thề non hẹn biển. Lời thề đêm trăng ấy thật thiêng liêng biết bao. Nàng thương Kim Trọng giờ đây vẫn chưa hay biết gì. Nhớ Kim Trọng, lòng Kiều không chỉ tiếc nuối mà còn có sự day dứt, ân hận đã cho rằng mình là kẻ phụ tình. Nàng nguyện với lòng mình dù thời gian có trôi, dòng đời có xô đẩy thì tình cảm nàng dành cho kim Trọng không bao giờ đổi thay. Qua đó, cho thấy tấm lòng thủy chung của Kiều rất đáng được ngợi ca. Nếu nhớ Kim Trọng là “tưởng” thì nhớ cha mẹ là “xót”, lòng nàng xót xa đau đớn khi nghĩ đến cảnh cha mẹ đã già yếu mà ngày ngày vẫn tựa của trông ngóng tin tức của con trong vô vọng. Nàng lo lắng vì không được tự tay chăm sóc cho cha mẹ. Với ngôn ngữ độc thoại nội tâm kết hợp với câu hỏi tu từ, thành ngữ”quạt nồng ấp lạnh” và các điển tích, điển cố”sân lai, gốc tử” đã làm nổi bật tấm lòng hiếu thảo của nàng. Như vậy, ở Kiều không chỉ tài sắc vẹn toàn mà còn thủy chung và hiếu thảo rất đáng ngợi ca.
Chắc hẳn nói đến Nguyễn Du là người đọc sẽ nhớ ngay đến đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, tên tuổi của ông gắn liền với tác phẩm “Truyện Kiều”. Tác phẩm được người đọc ấn tượng nhất là tài miêu tả tâm trạng nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích ” Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Đó là nỗi nhớ người thân. Trước tiên là Kiều nhớ Kim Trọng nàng nhớ cảnh hai người uống chén rượu thề trăm năm dưới ánh trăng vằng vặc. Nàng hình dung tưởng tượng và nhớ lại hình ảnh đã cùng Kim Trọng thề non hẹn biển. Lời thề đêm trăng ấy thật thiêng liêng biết bao. Nàng thương Kim Trọng giờ đây vẫn chưa hay biết gì. Nhớ Kim Trọng, lòng Kiều không chỉ tiếc nuối mà còn có sự day dứt, ân hận đã cho rằng mình là kẻ phụ tình. Nàng nguyện với lòng mình dù thời gian có trôi, dòng đời có xô đẩy thì tình cảm nàng dành cho kim Trọng không bao giờ đổi thay. Qua đó, cho thấy tấm lòng thủy chung của Kiều rất đáng được ngợi ca. Nếu nhớ Kim Trọng là “tưởng” thì nhớ cha mẹ là “xót”, lòng nàng xót xa đau đớn khi nghĩ đến cảnh cha mẹ đã già yếu mà ngày ngày vẫn tựa của trông ngóng tin tức của con trong vô vọng. Nàng lo lắng vì không được tự tay chăm sóc cho cha mẹ. Với ngôn ngữ độc thoại nội tâm kết hợp với câu hỏi tu từ, thành ngữ”quạt nồng ấp lạnh” và các điển tích, điển cố”sân lai, gốc tử” đã làm nổi bật tấm lòng hiếu thảo của nàng. Như vậy, ở Kiều không chỉ tài sắc vẹn toàn mà còn thủy chung và hiếu thảo rất đáng ngợi ca.