Viết 1 đoạn văn về lòng hiếu thảo của Vũ Nương

Viết 1 đoạn văn về lòng hiếu thảo của Vũ Nương

0 bình luận về “Viết 1 đoạn văn về lòng hiếu thảo của Vũ Nương”

  1. Khi Trương Sinh đi lính, để lại Vũ Nương ở nhà một mình  nuôi con, chăm sóc mẹ già khi bà bị ốm Vũ Nương chăm sóc mẹ hết mực, lấy lời ngọt ngào khuyên lơn mong bà sớm khỏi bệnh. Nàng chăm sóc bà rất chu đáo, nhất là khi bà ốm, nàng “hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào, không khéo khuyên lơn. Với người ốm đau bệnh tật, chăm lo thuốc thang là việc làm quan trọng đầu tiên phải có. Khi mẹ chồng ốm, Vũ Nương đã lo lắng thuốc thang hết sức mình chăm sóc mẹ chồng. Nàng cầu cúng mong cho mẹ chồng khỏi bệnh. Hành động lễ bái thần phật là hành động an ủi tâm linh cho mẹ chồng. Nàng dùng “lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”, đó là lời của tình cảm chân thành, ân cần, động viên, an ủi người ốm. Khi mẹ chồng ốm, Vũ Nương đã chăm sóc hết lòng mình. Đó là tấm lòng chân thành, xuất phát từ tận sâu trái tim của người con dâu hiếu thảo. Nàng thấu hiểu bệnh của mẹ chồng chủ yếu là do tâm bệnh, do thương nhớ và lo lắng cho con trai. Do đó cách chăm sóc của nàng chủ yếu hướng tới chăm sóc tinh thần cho bà cụ. Trước khi mất, lời trăng trối của mẹ chồng càng khắc sâu lòng hiếu thảo của nàng: “Sau này trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. . Qua đó  ta có thể thấy Vũ Nương là một người con vô cùng hiếu thảo. Ngày xưa mối quan hệ mẹ chồng làng dâu trong xã hội phong kiến thường  rất căng thẳng. Mẹ chồng thường  với nàng dâu thường có khoảng cách rất lớn. Ấy vậy mà Vũ Nương đã xóa nhòa ranh giới ấy.  Qua tất cả những hành động đó cho ta thấy Vũ Nương là người phụ nữ đáng trân trọng và hội tụ những vẻ đẹp của người phụ nữ.

    Bình luận

Viết một bình luận