Viết 2 đoạn văn về tâm trạng của con hổ (khổ 1,3)(khổ2,4)
0 bình luận về “Viết 2 đoạn văn về tâm trạng của con hổ (khổ 1,3)(khổ2,4)”
1/ Nhớ rừng là một bài thơ nổi tiếng của phong trào Thơ mới. Nó cũng là một bài in được dấu ấn đậm và bền trong nhiều thế hệ bạn đọc . Tác giả của nó – thi sĩ Thế Lữ, là một nhà thơ tài năng, người có công đầu trong phong trào Thơ mới. Có thể nói ông đã nhập thân hoàn toàn vào hình tượng con hổ trong bài, mượn con hổ để bộc lộ tâm sự của một thanh niên trí thức trước cuộc đời tù túng, nô lệ.Trước hết là tâm trạng uất hận của con hổ trong cảnh tù hãm ở vườn bách thú. Trong cái dáng dấp nằm dài hiền lành kia là một nỗi chán ngán đầy ẩn nhẫn trông ngày tháng dần qua. Nhưng sự thực đã được giới thiệu từ đầu gậm một khối căm hờn… Hóa ra, đó là bi kịch của chúa sơn lâm – chúa tể của đại ngàn – vốn lừng lẫy, vốn là oai linh rừng thẳm đang sa cơ, nhục nhằn tù hãm, mất tự do.Tiếp theo,trên cái nền thiên nhiên ấy, hổ hiện ra trong tư thế thật oai phong. Giữa khúc trường ca dữ dội của rừng thiêng tấu lên, hổ bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng. Nói về nỗi nhớ rừng của con hổ nếu dừng ở đây cũng được, nhưng với trí tưởng tượng phong phú và con mắt nhìn của một họa sĩ tài ba, tác giả còn vẽ nên bức tranh bằng thơ giàu hình ảnh và tràn đầy màu sắc. Đó chính là điều làm nên sức sống mãnh liệt của hình tượng con hổ, của bài thơ.. Đó là tâm trạng của chúa sơn lâm mà cũng là tâm trạng của thế hệ thanh niên lãng mạn thời đại: khát khao tự do, sống cao cả, không chấp nhận cái buồn tẻ, vô nghĩa.
1/ Nhớ rừng là một bài thơ nổi tiếng của phong trào Thơ mới. Nó cũng là một bài in được dấu ấn đậm và bền trong nhiều thế hệ bạn đọc . Tác giả của nó – thi sĩ Thế Lữ, là một nhà thơ tài năng, người có công đầu trong phong trào Thơ mới. Có thể nói ông đã nhập thân hoàn toàn vào hình tượng con hổ trong bài, mượn con hổ để bộc lộ tâm sự của một thanh niên trí thức trước cuộc đời tù túng, nô lệ.Trước hết là tâm trạng uất hận của con hổ trong cảnh tù hãm ở vườn bách thú. Trong cái dáng dấp nằm dài hiền lành kia là một nỗi chán ngán đầy ẩn nhẫn trông ngày tháng dần qua. Nhưng sự thực đã được giới thiệu từ đầu gậm một khối căm hờn… Hóa ra, đó là bi kịch của chúa sơn lâm – chúa tể của đại ngàn – vốn lừng lẫy, vốn là oai linh rừng thẳm đang sa cơ, nhục nhằn tù hãm, mất tự do.Tiếp theo,trên cái nền thiên nhiên ấy, hổ hiện ra trong tư thế thật oai phong. Giữa khúc trường ca dữ dội của rừng thiêng tấu lên, hổ bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng. Nói về nỗi nhớ rừng của con hổ nếu dừng ở đây cũng được, nhưng với trí tưởng tượng phong phú và con mắt nhìn của một họa sĩ tài ba, tác giả còn vẽ nên bức tranh bằng thơ giàu hình ảnh và tràn đầy màu sắc. Đó chính là điều làm nên sức sống mãnh liệt của hình tượng con hổ, của bài thơ.. Đó là tâm trạng của chúa sơn lâm mà cũng là tâm trạng của thế hệ thanh niên lãng mạn thời đại: khát khao tự do, sống cao cả, không chấp nhận cái buồn tẻ, vô nghĩa.