Viết 4 đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật và tác phẩm ,” trong lòng mẹ , tức nước vỡ bờ, lão Hạc , cô bé bán diêm “

Viết 4 đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật và tác phẩm ,” trong lòng mẹ , tức nước vỡ bờ, lão Hạc , cô bé bán diêm ” ( làm giúp em với ạ , không lấy mạng nha )

0 bình luận về “Viết 4 đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật và tác phẩm ,” trong lòng mẹ , tức nước vỡ bờ, lão Hạc , cô bé bán diêm “”

  1. mình hoàn toàn tự viết bạn nhé!

    *Lão Hạc:

    Hình ảnh về cái chết của lão Hạc trong văn bản cùng tên của Nam Cao đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Lão Hạc đã chọn một cái chất thật đau đớn và dữ dội: Hai mắt long sòng sọc, bọt mép sùi ra, lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Một cái chết thật thảm thương, thể hiện ý muốn tự trừng phạt bản thân. Bởi lão đã từng lừa một con chó nên giờ lão muốn chết theo kiểu một con chó bị lừa. Lão Hạc quả thật là một người trung thực, nhân hậu. Lão thà chết chứ không đụng vào vườn của con, không phiền hà đến bà con hàng xóm. Cái chết xuất phát từ lòng yêu thương con âm thầm mà lớn lao, lòng tự trọng đáng kính của lão. Lão Hạc chết để giành phần sống cho con. Lão Hạc là một người cha thật tuyệt vời.

    *Trong lòng mẹ:

    Hình ảnh bé Hồng trong văn bản “Trong lòng mẹ” của tác giả Nguyên Hồng, đã để lại trong em những ấn tượng khó quên, đặc biệt là khi bé Hồng ở trong lòng mẹ. Đây thực sự là những cảm giác “mơn man”, ngây ngất, đắm say mà vô cùng êm dịu của tình máu mủ ruột thịt mà một đứa trẻ bất hạnh như bé Hồng không dễ gì có được. Vì vậy, khi được sa vào lòng mẹ, thời gian cứ như ngừng trôi vậy. Một cảm giác vô hình nào đó đã ôm lấy, xoa dịu trái tim chú bé bất hạnh, cho em một lần nữa được cảm nhận niềm hạnh phúc của tình mẫu tử. Cho nên ngay lúc này, bé Hồng khao khát được “bé lại và lăn vào lòng một người mẹ” để làm nũng mẹ, để hưởng sự vuốt ve chiều chuộng của mẹ. Cảm giác hạnh phúc đó lâng lâng tiếp nối khiến bé Hồng như đang được sống trong mơ. Ôi, tình mẫu tử thật đẹp và thiêng liêng làm sao!

    *Tức nước vỡ bờ:

    Trong văn bản “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố, cảnh chị Dậu quật ngã hai tên tay sai bất nhân đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc. Sau những lần nhẫn nhục van xin, chị đã vùng lên một cách quyết liệt, mạnh mẽ và liều lĩnh. Chị thay đổi xưng hô một cách chóng mặt: từ cháu-ông, tôi ông đến bà-mày. Với sức mạnh của một người đàn bà lực điền, trong chốc lát chị đã quật ngã hai tên tay sai bất nhân. Chị Dậu quả là người có sức sống mãnh liệt, sự phản kháng tiềm tàng. Điều đó xuất phát từ lòng yêu thương chồng con. Đồng thời cũng khẳng định chân lí: “Có áp bức, có đấu tranh”. Qua đó có thể thấy, chị Dậu tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam vừa tần tảo vừa giàu tình yêu thương chồng con và rất mạnh mẽ.

    Bình luận

Viết một bình luận