Viết bài văn biểu cảm về bài thơ bánh trôi nước của nhà thơ Hồ Xuân Hương
ko mạng nha lấy điểm nên làm giùm mình
0 bình luận về “Viết bài văn biểu cảm về bài thơ bánh trôi nước của nhà thơ Hồ Xuân Hương
ko mạng nha lấy điểm nên làm giùm mình”
Bài thơ Bánh trôi nước do nữ sĩ Hồ Xuân Hương sáng tác để nói về thân phận cũng như vẻ đẹp của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Đọc bài thơ ta thấy cảm thương cho số phận đau khổ nhưng lại cảm phục, trân trọng vẻ đẹp đáng quý mà son sắt thủy chung của họ.
Bánh trôi nước là một thứ bánh dân dã, bình dị đã quá quen thuộc gần gũi với người dân lao động. Chọn đề tài này, phải chăng nữ sĩ muốn đề cập đến những con người lao động – những con người phải chịu nhiều sự áp bức trong xã hội dưới tay “Nam Quyền”. Chỉ qua việc lựa chọn đề tài, ta đã thấy được tấm lòng của nhà thơ Hồ Xuân Hương, và chúng ta càng trân trọng nữ sĩ cả về tài năng lẫn tấm lòng.
Bài thơ trước hết nói về Bánh trôi nước – chiếc bánh trôi được làm bằng bột nếp, trắng, mịn màng, bên trong có nhân đường phèn. Bánh tròn hay méo, rắn hay nát đều phụ thuộc vào “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”. Khi luộc “lúc còn sống” bánh “chìm xuống” nhưng “khi chín” lại “nổi lên”. Hình ảnh bánh trôi nước hiện lên xinh xắn, đáng yêu và vô cùng thân quen.
Và chiếc Bánh trôi nước còn là hình ảnh ẩn dụ cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hình ảnh người phụ nữ hiên lên với vẻ đẹp duyên dáng, mặn mà “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”. Cụm từ “thân em” mở đầu bài thơ lại gợi nhắc ta nhớ đến những bài ca dao xưa:
“Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày”.
Âm hưởng đó gợi cho người đọc bao nhiêu cảm xúc. Hai tính từ “trắng, tròn” lại đi với cặp từ “vừa..vừa” để gợi vẻ đẹp ngoại hình xinh xắn dễ thương vừa như thể hiện sự hài lòng về vẻ đẹp dễ mến. Đọc câu thơ, ta thấy hình ảnh người phụ nữ hiện lên thật dễ mến, dễ gần nhưng số phận thật bi thương. Số phận lênh đênh chìm nổi không biết trôi dạt về đâu “Bảy nổi ba chìm với nước non” Sử dụng sáng tạo thành ngữ “Bảy nổi ba chìm”, tác giả đã đảo vế thành ngữ để từ “chìm” kết thúc càng gây ấn tượng về số phận khổ đau của họ. Họ như những cánh hoa trôi dập dềnh, vô định trên sóng nước cuộc đời “nước non”.
Số phận phụ thuộc vào “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”. Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ không có bất cứ quyền nào kể cả quyền được sống và quyền tự quyết định cuộc đời. Bài thơ gợi nhắc câu thơ trong Truyện Kiều:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.
Thật đáng trân trọng biết bao, dù sống trong bất kì hoàn cảnh nào họ vẫn luôn giữ gìn phẩm chất với vẻ đẹp sáng ngời. Cuộc đời họ lênh đênh, chìm nổi nhưng với Hồ Xuân Hương nỗi khổ được đặt trong không gian kì vĩ – không gian “nước non”, vì thế tầm vóc người phụ nữ cũng vì thế được nâng lên sánh với nước non. Từ “mặc dầu” đứng giữa “rắn nát” và “kẻ nặn” như ngầm thách thức với số phận phụ thuộc, thách thức với “tay kẻ nặn” để khơi lên 1 sức sống, 1 sự kiêu hãnh mãnh liệt. Cặp từ “mặc dầu.. mà” vang lên dõng dạc, dứt khoát khiến ta cảm nhận đó như 1 lời thề, 1 sự khẳng định: Dù hoàn cảnh nghiệt ngã thì tấm lòng thủy chung son sắt không thay đổi.
Bài thơ kết thúc ở màu đỏ “son” nồng thắm – một vẻ đẹp mà không thế lực nào, không sức mạnh nào làm mai một hoen ố.
Bài thơ Bánh trôi nước thực sự đã tạo được ấn tượng sâu xa trong lòng bạn đọc vẻ đẹp hoàn mĩ của người phụ nữ, về 1 bản lĩnh Xuân Hương kiên cường, mạnh mẽ dám nhìn thẳng vào số phận, thách thức với hoàn cảnh cuộc sống.
“Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương với tác phẩm Bánh trôi nước cho ta thấy được thân phân rẻ rúng, lênh đênh của người phụ nữ thời phong kiến, giọng thơ sâu sắc, mỉa mai với cuộc sống đã để lại nhiều ấn tượng cho người đọc.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kể nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”
Chỉ câu đâu tiên đã làm ta liên tưởng đến chiếc bánh trôi nước. Hình ảnh nhà thơ lồng ghép vào màu sắc và hình dáng của chiếc bánh trôi nước với làn da trắng tròn của người phụ nữ Việt Nam xưa, họ đang ở độ tuổi đẹp nhất của đời người con gái nhưng phải chịu nhiều sóng gió, lênh đênh.
“Bảy nổi ba chìm với nước non.”
Cuộc sống của họ như chiếc bánh trôi bập bềnh trong nước không biết trôi về đâu, câu thơ của tác giả rất chân thật, hàm súc chất chứa nỗi niềm riêng tư của người phụ nữ. Người phụ nữ xưa họ luôn thiệt thòi với số phận nghiệt ngã cuộc sống do người khác sắp đặt, họ luôn phải tuân thủ quy tắc, điều lệ xã hội phong kiến áp đặt lên mình.
Rắn nát mặc dầu tay kể nặn
Chiếc bánh trôi nước có được đẹp hay không đều do người nặn bánh quyết định tất cả. Nhà thơ khéo léo sử dụng chiếc bánh trôi nước nhằm nói về thân phận người phụ nữ hạnh phúc hay đau khổ đều do người khác quyết định. Người khác đó là những nam giới thời xưa, họ với những quan niệm lạc hậu của xã hội phong kiến “Trọng nam khinh nữ” áp đăt gây đau khổ cho mọi người phụ nữ. Tuy nhiên câu thơ cuối phản phất lên vẻ đẹp của người phụ nữ:
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”
Hình ảnh chiếc bánh lại xuất hiện, tác giả đã lồng ghép hình ảnh nhân bánh đỏ nhằm nói lên nét đẹp của nhân phẩm phụ nữ luôn thủy chung, sắc son.Tác giả vừa miêu tả được bánh trôi nước đồng thời nói về phụ nữ đẹp người đẹp nết, điều này đã thể hiện được tài năng xuất chúng của một nữ thi sĩ được người đời ca ngợi là “Bà chúa thơ Nôm”. Với các từ “mặc dầu”, “mà”, nhà thơ đã diễn tả được thái độ bất khuất, can trường của người phụ nữ khi phải phản kháng với quan niệm cổ hũ chế độ phong kiến vừa giữ gìn phẩm chất tốt đẹp vốn có của mình.
Tác giả sử dụng thể thơ Đường kết hợp với biện pháp ẩn dụ khi đồng thời miêu tả hình ảnh chiếc bánh trôi nước phác họa về hình ảnh người phụ nữ số phận bấp bênh, trôi nổi, lệ thuộc song vẫn ánh lên được sự tự hào về phẩm chất tốt đẹp của họ trong bất kì hoàn cảnh nào.
Bài thơ Bánh trôi nước do nữ sĩ Hồ Xuân Hương sáng tác để nói về thân phận cũng như vẻ đẹp của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Đọc bài thơ ta thấy cảm thương cho số phận đau khổ nhưng lại cảm phục, trân trọng vẻ đẹp đáng quý mà son sắt thủy chung của họ.
Bánh trôi nước là một thứ bánh dân dã, bình dị đã quá quen thuộc gần gũi với người dân lao động. Chọn đề tài này, phải chăng nữ sĩ muốn đề cập đến những con người lao động – những con người phải chịu nhiều sự áp bức trong xã hội dưới tay “Nam Quyền”. Chỉ qua việc lựa chọn đề tài, ta đã thấy được tấm lòng của nhà thơ Hồ Xuân Hương, và chúng ta càng trân trọng nữ sĩ cả về tài năng lẫn tấm lòng.
Bài thơ trước hết nói về Bánh trôi nước – chiếc bánh trôi được làm bằng bột nếp, trắng, mịn màng, bên trong có nhân đường phèn. Bánh tròn hay méo, rắn hay nát đều phụ thuộc vào “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”. Khi luộc “lúc còn sống” bánh “chìm xuống” nhưng “khi chín” lại “nổi lên”. Hình ảnh bánh trôi nước hiện lên xinh xắn, đáng yêu và vô cùng thân quen.
Và chiếc Bánh trôi nước còn là hình ảnh ẩn dụ cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hình ảnh người phụ nữ hiên lên với vẻ đẹp duyên dáng, mặn mà “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”. Cụm từ “thân em” mở đầu bài thơ lại gợi nhắc ta nhớ đến những bài ca dao xưa:
“Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày”.
Âm hưởng đó gợi cho người đọc bao nhiêu cảm xúc. Hai tính từ “trắng, tròn” lại đi với cặp từ “vừa..vừa” để gợi vẻ đẹp ngoại hình xinh xắn dễ thương vừa như thể hiện sự hài lòng về vẻ đẹp dễ mến. Đọc câu thơ, ta thấy hình ảnh người phụ nữ hiện lên thật dễ mến, dễ gần nhưng số phận thật bi thương. Số phận lênh đênh chìm nổi không biết trôi dạt về đâu “Bảy nổi ba chìm với nước non” Sử dụng sáng tạo thành ngữ “Bảy nổi ba chìm”, tác giả đã đảo vế thành ngữ để từ “chìm” kết thúc càng gây ấn tượng về số phận khổ đau của họ. Họ như những cánh hoa trôi dập dềnh, vô định trên sóng nước cuộc đời “nước non”.
Số phận phụ thuộc vào “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”. Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ không có bất cứ quyền nào kể cả quyền được sống và quyền tự quyết định cuộc đời. Bài thơ gợi nhắc câu thơ trong Truyện Kiều:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.
Thật đáng trân trọng biết bao, dù sống trong bất kì hoàn cảnh nào họ vẫn luôn giữ gìn phẩm chất với vẻ đẹp sáng ngời. Cuộc đời họ lênh đênh, chìm nổi nhưng với Hồ Xuân Hương nỗi khổ được đặt trong không gian kì vĩ – không gian “nước non”, vì thế tầm vóc người phụ nữ cũng vì thế được nâng lên sánh với nước non. Từ “mặc dầu” đứng giữa “rắn nát” và “kẻ nặn” như ngầm thách thức với số phận phụ thuộc, thách thức với “tay kẻ nặn” để khơi lên 1 sức sống, 1 sự kiêu hãnh mãnh liệt. Cặp từ “mặc dầu.. mà” vang lên dõng dạc, dứt khoát khiến ta cảm nhận đó như 1 lời thề, 1 sự khẳng định: Dù hoàn cảnh nghiệt ngã thì tấm lòng thủy chung son sắt không thay đổi.
Bài thơ kết thúc ở màu đỏ “son” nồng thắm – một vẻ đẹp mà không thế lực nào, không sức mạnh nào làm mai một hoen ố.
Bài thơ Bánh trôi nước thực sự đã tạo được ấn tượng sâu xa trong lòng bạn đọc vẻ đẹp hoàn mĩ của người phụ nữ, về 1 bản lĩnh Xuân Hương kiên cường, mạnh mẽ dám nhìn thẳng vào số phận, thách thức với hoàn cảnh cuộc sống.
chúc học tốt
“Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương với tác phẩm Bánh trôi nước cho ta thấy được thân phân rẻ rúng, lênh đênh của người phụ nữ thời phong kiến, giọng thơ sâu sắc, mỉa mai với cuộc sống đã để lại nhiều ấn tượng cho người đọc.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kể nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”
Chỉ câu đâu tiên đã làm ta liên tưởng đến chiếc bánh trôi nước. Hình ảnh nhà thơ lồng ghép vào màu sắc và hình dáng của chiếc bánh trôi nước với làn da trắng tròn của người phụ nữ Việt Nam xưa, họ đang ở độ tuổi đẹp nhất của đời người con gái nhưng phải chịu nhiều sóng gió, lênh đênh.
“Bảy nổi ba chìm với nước non.”
Cuộc sống của họ như chiếc bánh trôi bập bềnh trong nước không biết trôi về đâu, câu thơ của tác giả rất chân thật, hàm súc chất chứa nỗi niềm riêng tư của người phụ nữ. Người phụ nữ xưa họ luôn thiệt thòi với số phận nghiệt ngã cuộc sống do người khác sắp đặt, họ luôn phải tuân thủ quy tắc, điều lệ xã hội phong kiến áp đặt lên mình.
Rắn nát mặc dầu tay kể nặn
Chiếc bánh trôi nước có được đẹp hay không đều do người nặn bánh quyết định tất cả. Nhà thơ khéo léo sử dụng chiếc bánh trôi nước nhằm nói về thân phận người phụ nữ hạnh phúc hay đau khổ đều do người khác quyết định. Người khác đó là những nam giới thời xưa, họ với những quan niệm lạc hậu của xã hội phong kiến “Trọng nam khinh nữ” áp đăt gây đau khổ cho mọi người phụ nữ. Tuy nhiên câu thơ cuối phản phất lên vẻ đẹp của người phụ nữ:
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”
Hình ảnh chiếc bánh lại xuất hiện, tác giả đã lồng ghép hình ảnh nhân bánh đỏ nhằm nói lên nét đẹp của nhân phẩm phụ nữ luôn thủy chung, sắc son.Tác giả vừa miêu tả được bánh trôi nước đồng thời nói về phụ nữ đẹp người đẹp nết, điều này đã thể hiện được tài năng xuất chúng của một nữ thi sĩ được người đời ca ngợi là “Bà chúa thơ Nôm”. Với các từ “mặc dầu”, “mà”, nhà thơ đã diễn tả được thái độ bất khuất, can trường của người phụ nữ khi phải phản kháng với quan niệm cổ hũ chế độ phong kiến vừa giữ gìn phẩm chất tốt đẹp vốn có của mình.
Tác giả sử dụng thể thơ Đường kết hợp với biện pháp ẩn dụ khi đồng thời miêu tả hình ảnh chiếc bánh trôi nước phác họa về hình ảnh người phụ nữ số phận bấp bênh, trôi nổi, lệ thuộc song vẫn ánh lên được sự tự hào về phẩm chất tốt đẹp của họ trong bất kì hoàn cảnh nào.