Viết bài văn biểu cảm về cây tre Ko chép mạng

Viết bài văn biểu cảm về cây tre
Ko chép mạng

0 bình luận về “Viết bài văn biểu cảm về cây tre Ko chép mạng”

  1. Ngày xửa ngày xưa, tôi chỉ là một mầm măng nhỏ được sinh ra tại một làng quê nghèo chất phác và mộc mạc. Từ lâu tôi đã thắc mắc không biết tổ tiên mình là ai và có từ khi nào. Chỉ biết rằng:

    Tre xanh xanh tự bao giờ
    Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh.

    (Tre Việt Nam)

    Thật đúng như vậy, họ hàng nhà tre chúng tôi đã có từ lâu đời, gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.

    Thuở ấu thơ, tôi chỉ là một mầm măng yếu ớt với cái thân hình bé nhỏ hình nón, trên đầu nhọn hoắc và khoác ngoài nhiều lớp áo xếp chồng lên nhau bao lấy tấm thân nhỏ bé. Rồi tôi trưởng thành theo thời gian và trở thành một chàng tre đích thực. Thân tôi gầy guộc hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Tôi bền bỉ hiên ngang chẳng dễ gì bị ngã dưới các anh mưa chị gió. Vả lại trên thân tôi có rất nhiều rất nhiều gai nhọn như những chiếc kim giúp tôi tự vệ, bảo vệ cuộc sống của mình trước những bàn tay ác quỷ dám chặt phá tôi một cách vô lý. Lá của tôi mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những hình gân song song trên lá như những chiếc thuyền nan rung rinh theo những cơn gió thoảng. Rễ tôi thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ mình không bị đổ trước những cơn gió dữ.

    Vào những ngày khô hạn nóng nực vô cùng, cả nhà chúng tôi đung đưa tạo gió, bằng những cành tre che mát cho đàn con – những đàn con thân yêu. Đến thời kỳ mưa gió bão bùng, chúng tôi kết thành lũy dày kiên cố ra sức chống gió cản mưa. Chính nhờ đặc điểm này mà chúng tôi sống được ở nhiều vùng khí hậu khác nhau, ở những nơi gần nước hay những nơi xa nước.

    Vì thế mà câu thơ này ra đời:

    Ở đâu tre cũng xanh tươi
    Cho dù đất sỏi đá vôi bạc màu.

    (Tre Việt Nam)

    Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, vai trò của tôi được nêu cao trong việc làm vũ khí đánh giặc như gậy, chông, mũi tên, cung tên, góp phần mang lại hòa bình cho dân tộc Việt Nam hôm nay. Trong cuộc sống của con người ngày hôm nay, tôi được xây dựng thành những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sống con người và đàn con thơ của họ. Trong bữa cơm hằng ngày của con người, tôi dược dùng để gắp thức ăn và con người gọi tên tôi là đũa, dùng tôi để gắp thức ăn không trơn trượt như đũa nhựa mà rất nhẹ và dùng gắp thức ăn rất dễ, lại rẻ tiền nữa! Sau mỗi bữa ăn, những người lớn dùng tăm để xỉa răng được làm từ tôi. Mỗi sáng các chị em phụ nữ trên tay xách chiếc giỏ mây đi chợ, hay các ông các bà nhâm nhi tách trà nóng trên bộ bàn ghế được đan bằng mây. Vì vậy, ở quê hương tôi có nhiều người làm tăm tre, đũa tre, đan giường hay đan giỏ mây, bàn ghế mây. Các chị tre có ngoại hình khá đẹp và ấn tượng thì được trồng làm cảnh. Ngoài ra, khi cuộc đời tôi đã hết, thân hình chỉ còn là một cây tre gầy còm, xơ xác và khô héo lụi tàn, tôi vẫn được mọi người sử dụng để làm chất đốt vì dễ cháy và ngọn lửa mạnh.

    Các bạn đã nghe câu: “Tre già măng mọc” chưa? Đó là chu kỳ sống của họ nhà tôi đấy! Dòng họ nhà tre chúng tôi sẽ duy trì nòi giống cho đến tận mai sau để gắn bó với con người nhiều hơn, để dần đi vào tiềm thức của loài người, để được người đời nhớ mãi. Nhớ rằng tre như một người nông dân chất phác và mộc mạc, chịu thương chịu khó. Tre còn như một biểu tượng thiêng liêng cho một sức mạnh hùng hồn, sự bền bỉ và chịu đựng ngoan cường, tinh thần bất khuất trước kẻ thù của đất nước ta, dân tộc ta trong lịch sử chống giặc ngoại xâm. Thân hình yếu ốm của loài tre chúng tôi như nước Nam ta thời xưa chưa hùng mạnh nhưng lại tiềm ẩn một sức mạnh phi thường, đánh đổ được tất cả những bão tố, khó khăn để đi đến một thắng lợi vẻ vang và chính nghĩa.

    Mai sau, mai sau, mai sau
    Đất xanh xanh mãi xanh màu tre xanh.

    (Tre Việt Nam)

    Bình luận
  2.     Quê hương – hai tiếng giản dị mà nghe nặng trĩu ân tình . Có lẽ , trong mỗi người quê hương sẽ mang những ý nghĩa khác nhau . Quê hương có thể là dòng sông , bến đò hay giếng nước sân đình , … Nhưng với tôi quê hương là tuổi thơ bình dị cùng những lũy tre đầu làng . 

        Tôi cũng chẳng hay những lũy tre ấy có tự bao giờ . Tôi chỉ nghe bà kể lại là nó đã có từ rất lâu rồi nên cũng chẳng thay đổi được những lũy tre ấy lại là tuổi thơ tôi . Thân tre cao vút , xanh rì , mọc thẳng . Trên thân tre còn có những đốt to bằng một gang tay của người lớn . Mỗi cây tre đều có những cành tăm chi chít tỉ mỉ mọc đều đan xen tựa những ngón tay bé xíu cùng nhau đón chào cuộc đời tươi đẹp . Lá tre xanh không thẫm lấy một màu sức sống . Những chiếc lá ấy không dài , dáng thuôn nhọn , to chỉ bằng một nửa lá nhãn . Loài tre mọc thành từng rặng , không sống riêng lẻ như muốn dạy con người về tinh thần đoàn kết . Bên dưới gốc là những búp măng nhọn , khỏe khoắn mà chúng tôi luôn tự hào về tuổi thơ trong sáng . 

         Lũy tre đã gắn bó với bao nhiêu đời cha ông đến đời chúng tôi . Rồi tre còn âm thầm dang tay tre bóng mát cho người con nơi đây . Tre cũng đã chứng kiến không biết bao những trò chơi dân gian của lũ trẻ chúng tôi . Không chỉ với lũ trẻ mà các cô , chú , bác đi làm ruộng về cũng đứng dưới gốc tre nói chuyện rôm rả với nhau . Còn lũ trẻ chăn trâu thường buộc trâu ở gần rặng tre rồi lại thi nhau thổi sáo . Tre đã gắn bó với con người quê hương . Người ta thường nói :” Như tre mọc thẳng , con người không chịu khuất ”- tre là biểu tượng của con người  Việt Nam . Chúng tôi luôn tự hào khi nhắc về quê hương mình . 

         ”Tre xanh , xanh tự bao giờ ?”- Tre ngàn năm vẫn mãi tươi như thế , vẫn mãi gắn bó với quê hương tôi và con người nơi đây . Ngày mai , nếu rời xa quê hương yên bình này , tôi vẫn sẽ không sao quên nổi tuổi thơ cùng những lũy tre  yêu dấu này . 

    Bình luận

Viết một bình luận