viết bài văn cảm nhận về hào khí chiến đấu và chiến thắng của nhân dân ta qua bài thơ phò giá về kinh

viết bài văn cảm nhận về hào khí chiến đấu và chiến thắng của nhân dân ta qua bài thơ phò giá về kinh

0 bình luận về “viết bài văn cảm nhận về hào khí chiến đấu và chiến thắng của nhân dân ta qua bài thơ phò giá về kinh”

  1.                                                               Bài Làm

    Có những bài thơ khi mới nhắc tên đã làm sống dậy trong lòng người đọc niềm tự hào về những trang sử vẻ vang của dân tộc. Bài thơ: “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải là một trong những bài như thế. Bài thơ đã để lại trong em ấn tượng khó phai mờ về những chiến thắng hào hùng của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ hai.

    Đọc bài thơ trước hết em vô cùng tự hào về hào khí chiến đấu của quân và dân ta được tái hiện trong hai câu thơ đầu. Câu thơ năm chữ, ngắn gọn nhưng củng đủ làm em hình dung được tinh thần chiến đấu chủ động, áp đảo kẻ thù của quân ta:
    Đoạt sóc Chương Dương độ
    Cầm Hồ Hàm Tử quan
    Dịch thơ: Chương Dương cướp giáo giặc
    Hàm Tử bắt quân thù
    Trần Quang Khải thật tinh tế khi lựa chọn hai động từ mạnh “ Đoạt” và “ Cầm” nghĩa là “ Cướp” và “ Bắt lấy”đặt lên đầu câu theo kiểu đảo ngữ nhằm gợi tả hành động mạnh mẽ, ý chí chiến đấu dũng cảm của quân ta. Giọng thơ mạnh mẽ, nhịp thơ nhanh dồn dập cũng góp phần thể hiện khí thế tiêu diệt giặc chủ động, tinh thần chiến đấu quả cảm của quân dân thời Trần. Đọc đến đây em thấy mình như được sống lại không khí hân hoan mừng chiến thắng của dân tộc qua các địa danh “ Chương Dương, Hàm Tử”. Cách liệt kê hai địa danh đồng thời cũng là hai chiến thắng vang dội đã tô đậm hào khí chiến thắng của quân ta. Tuy nhiên nét đặc biệt của bài thơ là trình tự các chiến thắng không được nêu theo diễn biến thời gian trước sau mà theo trình tự đảo ngược. Chiến thắng Chương Dương xảy ra sau lại được nhắc đến trước, chiến thắng Hàm Tử xảy ra trước lại được nhắc đến sau. Cách trình bày như thế là hợp với lô-gíc của tình cảm con người. Trận sau mới hơn và cũng vang dội hơn. Chính nhờ chiến thắng Chương Dương mà Thoát Hoan phải bỏ chạy, Thăng Long được giải phóng. Chính nhờ chiến tháng Chương Dương mà có cái không khí rạo rực phấn chấn trong ngày rước vua Trần trở lại kinh thành. Lời thơ rất cô đúc, vẻn vẹn mười chữ, nêu hai sự việc là “cướp giáo giặc” “bắt quân thù” và hai chiến thắng giúp người đọc cảm nhận được niềm phấn chấn, hân hoan của toàn dân tộc.
    Không chỉ tự hào về hào khí chiến đấu và chiến thắng của quân ta, em còn đồng cảm với khát vọng của Trần Quang Khải và quân dân thời Trần được gửi gắm trong hai câu thơ cuối của bài thơ. Đó là khát vọng về việc xây dựng đất nước trong hòa bình:
    Thái bình tu trí lực
    Vạn cổ thử giang san
    Dịch thơ: Thái bình nên gắng sức
    Non nước ấy ngàn thu
    Ngôn ngữ thơ giản dị, nhịp thơ chậm lại gợi người đọc hình dung tới lời động viên quân dân sau chiến thắng. Đất nước đã hòa bình cần xây dựng đất nước giàu mạnh muôn đời. Vì sao vây? Thông thường, sau chiến thắng người ta thường dễ thoả mãn, dễ say sưa với vinh quang, chiến thắng, dễ bỏ lỡ một khoảng thời gian cần thiết chuẩn bị cho tương lai. Trần Quang Khải đã có nhận thức hoàn toàn đúng đắn và đặt vấn đề một cách kịp thời về những công việc thời hậu chiến. Công việc quan trọng của một đất nước sau chiến tranh là xây dựng đất nước giàu mạnh, hòa bình thịnh trị lâu dài. Bởi vậy rất cần phải “tu trí lực”để “Vạn cổ thử giang san”. Ý thơ không chỉ gợi cho người đọc hiểu được khát vọng và nhiệm vụ xây dựng đất nước mà còn bộc lộ niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước. Điếu ấy đã làm nên ý nghĩa sâu sắc của bài thơ.
    Yêu thích nội dung bài thơ bao nhiêu em càng yêu thích nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ bấy nhiêu. Bài thơ làm theo thể ngũ ngôn ngắn gọn rất kiệm lời mà giàu ý nghĩa. Đặc biệt với cách diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng đã giúp người đọc hình dung được hào khí chiến thắng và khơi gợi niềm tự hào về những chiến thắng vang dội của nhân dân ta.
    Bài thơ đã khép lại song âm vang chiến thắng như vẫn còn vang vọng đâu đây. Bài thơ xứng đáng là một khúc ca khải hoàn của dân tộc góp phần khơi gợi, bồi đắp trong lòng mỗi chúng ta tình yêu quê hương đất nước.

    Bài làm đến từ cô giáo dạy văn của tui 

                                                            HẾT.

    Bình luận

Viết một bình luận