Viết bài văn cảm nhận về tác giả và nhân vật Vũ Nương có dẫn chứng chi tiết 2 tờ hoặc 2 mặt giấy cũng được
0 bình luận về “Viết bài văn cảm nhận về tác giả và nhân vật Vũ Nương có dẫn chứng chi tiết 2 tờ hoặc 2 mặt giấy cũng được”
“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là một trong những tác phẩm được đánh giá cao bởi sự đan xen hòa quyện giữa giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực sâu sắc. Nổi bật trong tác phẩm là một người phụ nữ đức hạnh, luôn khao khát một cuộc sống hạnh phúc nhưng bởi do những lễ giáo phong kiến khắc nghiệt và sâu xa hơn là do chiến tranh gây ra đã khiến cái ước mơ bé nhỏ đó không trở thành hiện thực mà nó còn làm cho người phụ nữ đó rơi vào một tấn bi kịch không lối thoát. Người phụ nữ đó tên là Vũ Nương mang một nét tài sắc, nhưng lại mang một số phận đầy thảm thương, cay đắng.
Vũ Nương với những phẩm chất đẹp trong sáng tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam ở mọi thời đại. Trước hết ta thấy được Vũ Nương là 1 cô gái đẹp người, đẹp nết, thủy chung yêu thương chồng. Vũ Nương là người xinh đẹp, nết na, có tư dung tốt đẹp. Trong cuộc sống vợ chồng Vũ Nương cư xử nhường nhịn, giữ gìn, khuôn phép không để vợ chồng bất hòa. Nàng hiểu tính chồng và hết sức vun đắp hạnh phúc gia đình. Trong buổi tiễn đưa chồng ra trận, vẻ đẹp của Vũ Nương hiện lên rất rõ ràng. Nàng rót chén rượu đầy ân cần và dịu dàng:“Chàng đi chuyến này thiếp chẳng mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được 2 chữ bình yên, thế là đủ rồi.”Nàng không mong chồng trở về trong vinh hoa phú quý, quyền cao chức trọng, mà chỉ khao khát chồng trở về bình yên. Nàng quan tâm lo lắng với những khó khăn của chồng:“Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ chồng lo lắng.”Nỗi khắc khoải, nhớ mong khi xa chồng:“Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễn rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.”Tình cảm đằm thắm thiết tha của nàng.Thấy được nỗi buồn, nỗi cô đơn của nàng:“Mỗi khi nhìn thấy bướm lượn đầy vườn, mây che tán núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được.”
Vũ Nương là người con dâu hiếu thảo. Vũ Nương đã chăm sóc phụng dưỡng khi mẹ chồng đau yếu, hết lòng thuốc than lễ bái thần phật, lấy lời ngọt ngào khuyên lơn. Khi mẹ chồng mất nàng lo ma chay chu đáo như với ba mẹ đẻ của mình. Nàng là người trọn tình, vẹn nghĩa trước sau như một. Nàng là 1 người con dâu hiếu thảo.Lời nói của mẹ chồng trước khi mất là lời nói khách quan nhất về nàng:“Chồng con nơi xa xôi chưa biết sống chết thế nào, không thể về đến ơn. Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ.”
Vũ Nương là người mẹ hết lòng yêu thương con rất mực yêu thương con. Nàng đã dùng chiếc bóng của mình trên tường để nói với con rằng đó là cha nó để dỗ con khóc và cũng để vơi bớt nỗi buồn, nỗi nhớ chồng. Nàng muốn bù đắp cho con những thiếu thốn của tình phụ tử. Muốn con lớn lên trong gia đình đầm ấm, đủ đầy tình cha, nghĩa mẹ.Tấm lòng người mẹ bao dung, nhân hậu.Vũ Nương đã 1 mình quán xuyến lo liệu toàn bộ công việc nhà chồng, việc gì cũng chu toàn. Nàng là người phụ nữ đảm đang, tháo vát luôn khát khao 1 cuộc sống gia đình bình dị, hạnh phúc.
Vũ Nương là 1 người phụ nữ trọng danh dự, danh phẩm. Khi Trương Sinh trở về, đáng lẽ ra đó là ngày vui vẻ, hạnh phúc, nhưng đó lại là ngày tuyệt vọng của đời nàng. Nàng bị chồng nghi oan thất tiết, bị mắng nhiếc xúc phạm thể xác và tâm hồn. Nàng cố khuyên chồng, thanh minh bằng những lời lẽ thấu tình đạt lí để chồng hiểu. Vũ Nương đã phân trần, bày tỏ mong Trương Sinh hiểu cho mình. Nàng nhắc tới thân phận nghèo khó và tấm lòng thủy chung:“Thiếp vốn con kẻ khoa, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt 3 năm giữ gìn 1 tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng 1 mực nghi oan cho thiếp.” Nàng đau đớn tuyệt vọng vì tình yêu không còn, hạnh phúc gia đình tan vỡ:“Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió, khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.” Lời than của nàng như lời nguyền sinh thần sông chứng giám cho nỗi oan khuất của nàng:“Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu hay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch giữ lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.”Nàng đã tìm đến cái chết. Cái chết của nàng là hành dộng nhằm bảo vệ danh dự và nhân phẩm của mình, là hành động có nỗi tuyệt vọng đắng cay nhưng có sự chỉ đạo của lí trí. Phải chăng Vũ Nương mong muốn mọi người hiểu cho mình hơn, hiểu nỗi oan mà nàng phải chịu.
Khi ở dưới thủy cung Nàng băn khoan vì tiếng xấu còn lưu. Nàng gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn gửi Trương Sinh. Nàng chỉ có thể trở về khi mọi người hiểu về mình. Nàng còn là người trọng tình trọng nghĩa. Ơn cứu mạng của Linh Phi khiến nàng không thể quên:
“Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chét cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.”Tấm lòng của nàng vẹn toàn tình nghĩa. Vẻ đẹp tâm hồn của Vũ Nương, nhân cách của nàng đáng được ngợi ca trân trọng. Đó cũng là nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
Một người phụ nữ vừa đẹp người vừa đẹp nết như Vũ Nương lẽ ra phải được sống 1 cuộc sống hạnh phúc, được chồng con thương yêu, nhưng cuộc đời nàng là 1 chuỗi đau bất hạnh. Có thể nói hạnh phúc đối với nàng mỏng manh như sương khói, như 1 đóa hoa phù dung sớm nở tối tàn đau khổ bất hạnh.Vũ Nương không có quyền quyết định cuộc sống của mình. Nàng phải nghe theo sự sắp đặt của cha mẹ theo quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”Chi tiết Trương Sinh đem 1 trăm lượng vàng cưới Vũ Nương về làm vợ, cho thấy đây là 1 cuộc hôn nhân mua bán gượng ép không cân xứng. Đó là mầm mống cho những bất hạnh sau này.Vũ Nương lấy 1 người chồng ít học, hay ghen. Nàng phải phòng ngừa quá sức. Hạnh phúc gia đình chỉ do 1 mình nàng vun đắp, tạo dựng, nàng hết sức giữ gìn khuôn phép để gia đình chưa từng xảy ra bất hòa. Vũ Nương sống 1 cuộc sống chinh phụ. 3 năm xa chồng là 3 năm khắc khoải đợi chồng cùng trách nhiệm lớn lao của người mẹ, người vợ, con dâu. Nàng sinh con, nuôi dạy con, chăm sóc mẹ già. Khi Trương Sinh trở về, đinh ninh vợ hư đã mắng nhiếc đuổi đi. Vũ Nương phân trần nàng đau đớn, thất vọng tận cùng. Nàng tự vẫn, nàng chọn cái chết trong ngày đoàn tụ. Nàng tuyệt vọng vì người mà nằng yêu thương nhất. Thân phận truân chuyên chìm nổi của nàng. Chi tiết cuối truyện càng làm tăng thêm tính bi kịch. Tính bi kịch thể hiện ở hình ảnh Vũ Nương trở về trên kiệu hoa rực rỡ những làn sương sớm tan đi. Còn lại 1 sự thật nàng mãi mãi đi xa. Chi tiết nàng không thể trở về nhân gian đã lên án hiện thực phong kiến, đặc biệt là chế độ nam quyền độc đoán, đã chà đạp ức hiếp người phụ nữ đức hạnh như Vũ Nương.Đến đây ta lại nhớ đến thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến trong câu ca dao;
“Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.”
Bằng cách xây dựng cốt truyện, xây dựng nhân vật tiêu biểu điển hình kết hợp giữa hiện thực và kì ảo hoang đường. Nghệ thuật xây dựng hình tượng chiếc bóng tạo thắt nút và mở nút cho câu truyện. Truyện kết hợp nhiều phương thức biểu đạt. Qua đây đã tô đậm vẻ đẹp và số phận bi kịch của Vũ Nương. Thể hiện ước mơ ngàn đời của nhan dân về lẽ công bằng, người tốt sau bao nhiêu oan trái sẽ dược minh oan vẻ đẹp và nỗi bất hạnh của Vũ Nương là hình ảnh. Người phụ nữ trong chế độ Phong kiến bất công xưa. Đó là hình ảnh người phụ nữ trong bài “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du,…
“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là một trong những tác phẩm được đánh giá cao bởi sự đan xen hòa quyện giữa giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực sâu sắc. Nổi bật trong tác phẩm là một người phụ nữ đức hạnh, luôn khao khát một cuộc sống hạnh phúc nhưng bởi do những lễ giáo phong kiến khắc nghiệt và sâu xa hơn là do chiến tranh gây ra đã khiến cái ước mơ bé nhỏ đó không trở thành hiện thực mà nó còn làm cho người phụ nữ đó rơi vào một tấn bi kịch không lối thoát. Người phụ nữ đó tên là Vũ Nương mang một nét tài sắc, nhưng lại mang một số phận đầy thảm thương, cay đắng.
Vũ Nương với những phẩm chất đẹp trong sáng tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam ở mọi thời đại. Trước hết ta thấy được Vũ Nương là 1 cô gái đẹp người, đẹp nết, thủy chung yêu thương chồng. Vũ Nương là người xinh đẹp, nết na, có tư dung tốt đẹp. Trong cuộc sống vợ chồng Vũ Nương cư xử nhường nhịn, giữ gìn, khuôn phép không để vợ chồng bất hòa. Nàng hiểu tính chồng và hết sức vun đắp hạnh phúc gia đình. Trong buổi tiễn đưa chồng ra trận, vẻ đẹp của Vũ Nương hiện lên rất rõ ràng. Nàng rót chén rượu đầy ân cần và dịu dàng:“Chàng đi chuyến này thiếp chẳng mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được 2 chữ bình yên, thế là đủ rồi.”Nàng không mong chồng trở về trong vinh hoa phú quý, quyền cao chức trọng, mà chỉ khao khát chồng trở về bình yên. Nàng quan tâm lo lắng với những khó khăn của chồng:“Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ chồng lo lắng.”Nỗi khắc khoải, nhớ mong khi xa chồng:“Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễn rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.”Tình cảm đằm thắm thiết tha của nàng.Thấy được nỗi buồn, nỗi cô đơn của nàng:“Mỗi khi nhìn thấy bướm lượn đầy vườn, mây che tán núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được.”
Vũ Nương là người con dâu hiếu thảo. Vũ Nương đã chăm sóc phụng dưỡng khi mẹ chồng đau yếu, hết lòng thuốc than lễ bái thần phật, lấy lời ngọt ngào khuyên lơn. Khi mẹ chồng mất nàng lo ma chay chu đáo như với ba mẹ đẻ của mình. Nàng là người trọn tình, vẹn nghĩa trước sau như một. Nàng là 1 người con dâu hiếu thảo.Lời nói của mẹ chồng trước khi mất là lời nói khách quan nhất về nàng:“Chồng con nơi xa xôi chưa biết sống chết thế nào, không thể về đến ơn. Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ.”
Vũ Nương là người mẹ hết lòng yêu thương con rất mực yêu thương con. Nàng đã dùng chiếc bóng của mình trên tường để nói với con rằng đó là cha nó để dỗ con khóc và cũng để vơi bớt nỗi buồn, nỗi nhớ chồng. Nàng muốn bù đắp cho con những thiếu thốn của tình phụ tử. Muốn con lớn lên trong gia đình đầm ấm, đủ đầy tình cha, nghĩa mẹ.Tấm lòng người mẹ bao dung, nhân hậu.Vũ Nương đã 1 mình quán xuyến lo liệu toàn bộ công việc nhà chồng, việc gì cũng chu toàn. Nàng là người phụ nữ đảm đang, tháo vát luôn khát khao 1 cuộc sống gia đình bình dị, hạnh phúc.
Vũ Nương là 1 người phụ nữ trọng danh dự, danh phẩm. Khi Trương Sinh trở về, đáng lẽ ra đó là ngày vui vẻ, hạnh phúc, nhưng đó lại là ngày tuyệt vọng của đời nàng. Nàng bị chồng nghi oan thất tiết, bị mắng nhiếc xúc phạm thể xác và tâm hồn. Nàng cố khuyên chồng, thanh minh bằng những lời lẽ thấu tình đạt lí để chồng hiểu. Vũ Nương đã phân trần, bày tỏ mong Trương Sinh hiểu cho mình. Nàng nhắc tới thân phận nghèo khó và tấm lòng thủy chung:“Thiếp vốn con kẻ khoa, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt 3 năm giữ gìn 1 tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng 1 mực nghi oan cho thiếp.” Nàng đau đớn tuyệt vọng vì tình yêu không còn, hạnh phúc gia đình tan vỡ:“Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió, khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.” Lời than của nàng như lời nguyền sinh thần sông chứng giám cho nỗi oan khuất của nàng:“Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu hay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch giữ lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.”Nàng đã tìm đến cái chết. Cái chết của nàng là hành dộng nhằm bảo vệ danh dự và nhân phẩm của mình, là hành động có nỗi tuyệt vọng đắng cay nhưng có sự chỉ đạo của lí trí. Phải chăng Vũ Nương mong muốn mọi người hiểu cho mình hơn, hiểu nỗi oan mà nàng phải chịu.
Khi ở dưới thủy cung Nàng băn khoan vì tiếng xấu còn lưu. Nàng gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn gửi Trương Sinh. Nàng chỉ có thể trở về khi mọi người hiểu về mình. Nàng còn là người trọng tình trọng nghĩa. Ơn cứu mạng của Linh Phi khiến nàng không thể quên:
“Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chét cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.”Tấm lòng của nàng vẹn toàn tình nghĩa. Vẻ đẹp tâm hồn của Vũ Nương, nhân cách của nàng đáng được ngợi ca trân trọng. Đó cũng là nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
Một người phụ nữ vừa đẹp người vừa đẹp nết như Vũ Nương lẽ ra phải được sống 1 cuộc sống hạnh phúc, được chồng con thương yêu, nhưng cuộc đời nàng là 1 chuỗi đau bất hạnh. Có thể nói hạnh phúc đối với nàng mỏng manh như sương khói, như 1 đóa hoa phù dung sớm nở tối tàn đau khổ bất hạnh.Vũ Nương không có quyền quyết định cuộc sống của mình. Nàng phải nghe theo sự sắp đặt của cha mẹ theo quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”Chi tiết Trương Sinh đem 1 trăm lượng vàng cưới Vũ Nương về làm vợ, cho thấy đây là 1 cuộc hôn nhân mua bán gượng ép không cân xứng. Đó là mầm mống cho những bất hạnh sau này.Vũ Nương lấy 1 người chồng ít học, hay ghen. Nàng phải phòng ngừa quá sức. Hạnh phúc gia đình chỉ do 1 mình nàng vun đắp, tạo dựng, nàng hết sức giữ gìn khuôn phép để gia đình chưa từng xảy ra bất hòa. Vũ Nương sống 1 cuộc sống chinh phụ. 3 năm xa chồng là 3 năm khắc khoải đợi chồng cùng trách nhiệm lớn lao của người mẹ, người vợ, con dâu. Nàng sinh con, nuôi dạy con, chăm sóc mẹ già. Khi Trương Sinh trở về, đinh ninh vợ hư đã mắng nhiếc đuổi đi. Vũ Nương phân trần nàng đau đớn, thất vọng tận cùng. Nàng tự vẫn, nàng chọn cái chết trong ngày đoàn tụ. Nàng tuyệt vọng vì người mà nằng yêu thương nhất. Thân phận truân chuyên chìm nổi của nàng. Chi tiết cuối truyện càng làm tăng thêm tính bi kịch. Tính bi kịch thể hiện ở hình ảnh Vũ Nương trở về trên kiệu hoa rực rỡ những làn sương sớm tan đi. Còn lại 1 sự thật nàng mãi mãi đi xa. Chi tiết nàng không thể trở về nhân gian đã lên án hiện thực phong kiến, đặc biệt là chế độ nam quyền độc đoán, đã chà đạp ức hiếp người phụ nữ đức hạnh như Vũ Nương.Đến đây ta lại nhớ đến thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến trong câu ca dao;
“Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.”
Bằng cách xây dựng cốt truyện, xây dựng nhân vật tiêu biểu điển hình kết hợp giữa hiện thực và kì ảo hoang đường. Nghệ thuật xây dựng hình tượng chiếc bóng tạo thắt nút và mở nút cho câu truyện. Truyện kết hợp nhiều phương thức biểu đạt. Qua đây đã tô đậm vẻ đẹp và số phận bi kịch của Vũ Nương. Thể hiện ước mơ ngàn đời của nhan dân về lẽ công bằng, người tốt sau bao nhiêu oan trái sẽ dược minh oan vẻ đẹp và nỗi bất hạnh của Vũ Nương là hình ảnh. Người phụ nữ trong chế độ Phong kiến bất công xưa. Đó là hình ảnh người phụ nữ trong bài “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du,…