Viết bài văn cảm nhận về vẻ đẹp và số phận của lão Hạc
0 bình luận về “Viết bài văn cảm nhận về vẻ đẹp và số phận của lão Hạc”
Cùng với Nguyễn Công Hoan và Ngô Tất Tố, Nam Cao là tác giả tiêu biểu của dòng văn học hiện thực phê phán, luôn hướng về người nông dân, phản ánh hiện thực đời sống của người nông dân trước Cách mạng. Truyện ngắn Lão Hạc là tác phẩm đặc sắc của Nam Cao, nó như một điểm son trong sự nghiệp sáng tác của ông.
Nam Cao luôn trăn trở về số phận của người nông dân lương thiện trong xã hội phong kiến. Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên là chân dung của một lão nông Việt Nam đáng thương và đáng kính. Số phận của Lão Hạc thật đáng thương bởi cái nghèo nàn, túng thiếu. Vợ mất sớm, lão dồn tình thương nuôi con khôn lớn. Khi đứa con trai đến tuổi lấy vợ, lão tính chuyện cưới vợ cho con, nhưng vì nghèo túng mà người ta lại thách cưới nặng quá nên con trai không cưới được vợ. Thất vọng, đứa con bỏ nhà ra đi làm phu đồn điền ở Nam Kì. Khi con đi rồi, lão cô đơn, sống trong hiu quạnh. Bấy giờ, chỉ có con Vàng là nguồn vui của lão. Cậu Vàng được lão chăm sóc chu đáo. Lão xem cậu Vàng như một đứa trẻ cần sự chăm sóc, yêu thương. Lão nhân hậu ngay cả với con chó của mình. Tội nghiệp cho số phận ông lão. Cuộc đời túng quẫn, nghèo khó cứ đeo đẳng bên ông. Vợ chết để lại mảnh vườn ba sào, nhưng lão nhất quyết không bán dù cho nghèo khó. Lão tự bảo: Cái vườn là của con ta … của mẹ nó tậu thì nó được hưởng. Lão nghĩ vậy và làm đúng như vậy. Tất cả hoa lợi thu được lão bán để dành dụm riêng chờ ngày con về cưới vợ. Cảm thương cho ông lão đã vò võ trông con về làng, lão chắc mẩm thế nào đến lúc con lão về cũng có được trăm đồng bạc. Nhưng hy vọng chẳng có, thất vọng lại về, lão bị một trận ốm đúng hai tháng mười tám ngày, bao nhiêu vốn liếng dành dụm được đều sạch nhẵn. Sau trận ốm, người lão yếu quá, không làm được việc nặng, việc nhẹ thì người ta tranh hết, lão phải cầm hơi qua ngày bằng củ chuối, củ ráy, con ốc, con trai…
Vì không kiếm được tiền để sống, lại sợ tiêu lạm vào tiền của con nên lão quyết định tìm đến cái chết. Lão chết để con lão khỏi trắng tay. Thật cảm động biết bao về tấm lòng yêu thương bao la và đức hi sinh cao cả của một người cha khốn khổ! Số phận của lão thật bi thương. Nghèo đến nỗi phải bán đi con Vàng mà lão yêu thương, gắn bó. Kể lại việc bán chó với ông giáo, lão đau đớn xót xa: mặt lão đột nhiên rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít, lão hu hu khóc… lão khóc vì thương chó, và cảm thấy mình là kẻ lừa dối khi bán cậu Vàng. Số phận của lão thật bi thương nhưng lão không đánh mất phẩm giá của mình. Đến bước đường cùng lão luôn nghĩ đến con mà chẳng nghĩ đến mình. Lão đủ can đảm để nghĩ đến chuyện kết thúc cuộc đời để không làm phiền đến ai. Lão từ chối mọi sự thương hại của người khác, cho dù đó là sự cưu mang chân tình. Ngay cả ông giáo, người hàng xóm gần gũi nhất và tin tưởng nhất, ông cũng từ chối sự giúp đỡ. Lão Hạc còn nghĩ đến cái chết không làm phiền lòng người khác. Lão nhịn ăn, tích góp được hai lăm đồng cộng với năm đồng bán chó, lão gửi ông giáo nhờ làm đám ma cho lão. Trước khi chết, lão còn nghĩ đến hạnh phúc của con. Lão viết văn tự nhượng mảnh vườn cho ông giáo để không ai còn mơ tưởng, dòm ngó đến, khi nào con lão về thì sẽ nhận vườn làm. Tuy lão nghèo khó, lại bị xã hội bỏ rơi nhưng lão vẫn giàu đức hi sinh, giàu tình thương và giữ vững phẩm chất cao đẹp của mình.
Hình ảnh Lão Hạc chết thật thê thảm. Lão mượn miếng bả chó để tự kết liễu đời mình. Tội nghiệp cho lão quá! Lão vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra… Cái chết đau đớn của lão đã làm sáng tỏ thêm phẩm chất cao đẹp của người nông dân hướng thiện. Tuy sống trong cái xã hội đầy bóng tối, nhưng tâm trí lão vẫn sáng ngời, tính cách của lão thật cao quí. Cả đời lão nghèo đói nhưng không làm mất đi tấm lòng đôn hậu, trong sáng của mình.
Với bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật, xen kẽ tự sự, Nam Cao đã gợi cho ta niềm cảm thương vô hạn đối với những người nông dân nghèo khổ. Ngòi viết của Nam Cao là tiếng nói cảnh tỉnh về một xã hội thiếu công bằng, không quan tâm đến người nghèo, chà đạp lên số phận của con người lương thiện.
Cùng với Nguyễn Công Hoan và Ngô Tất Tố, Nam Cao là tác giả tiêu biểu của dòng văn học hiện thực phê phán, luôn hướng về người nông dân, phản ánh hiện thực đời sống của người nông dân trước Cách mạng. Truyện ngắn Lão Hạc là tác phẩm đặc sắc của Nam Cao, nó như một điểm son trong sự nghiệp sáng tác của ông.
Nam Cao luôn trăn trở về số phận của người nông dân lương thiện trong xã hội phong kiến. Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên là chân dung của một lão nông Việt Nam đáng thương và đáng kính. Số phận của Lão Hạc thật đáng thương bởi cái nghèo nàn, túng thiếu. Vợ mất sớm, lão dồn tình thương nuôi con khôn lớn. Khi đứa con trai đến tuổi lấy vợ, lão tính chuyện cưới vợ cho con, nhưng vì nghèo túng mà người ta lại thách cưới nặng quá nên con trai không cưới được vợ. Thất vọng, đứa con bỏ nhà ra đi làm phu đồn điền ở Nam Kì. Khi con đi rồi, lão cô đơn, sống trong hiu quạnh. Bấy giờ, chỉ có con Vàng là nguồn vui của lão. Cậu Vàng được lão chăm sóc chu đáo. Lão xem cậu Vàng như một đứa trẻ cần sự chăm sóc, yêu thương. Lão nhân hậu ngay cả với con chó của mình. Tội nghiệp cho số phận ông lão. Cuộc đời túng quẫn, nghèo khó cứ đeo đẳng bên ông. Vợ chết để lại mảnh vườn ba sào, nhưng lão nhất quyết không bán dù cho nghèo khó. Lão tự bảo: Cái vườn là của con ta … của mẹ nó tậu thì nó được hưởng. Lão nghĩ vậy và làm đúng như vậy. Tất cả hoa lợi thu được lão bán để dành dụm riêng chờ ngày con về cưới vợ. Cảm thương cho ông lão đã vò võ trông con về làng, lão chắc mẩm thế nào đến lúc con lão về cũng có được trăm đồng bạc. Nhưng hy vọng chẳng có, thất vọng lại về, lão bị một trận ốm đúng hai tháng mười tám ngày, bao nhiêu vốn liếng dành dụm được đều sạch nhẵn. Sau trận ốm, người lão yếu quá, không làm được việc nặng, việc nhẹ thì người ta tranh hết, lão phải cầm hơi qua ngày bằng củ chuối, củ ráy, con ốc, con trai…
Vì không kiếm được tiền để sống, lại sợ tiêu lạm vào tiền của con nên lão quyết định tìm đến cái chết. Lão chết để con lão khỏi trắng tay. Thật cảm động biết bao về tấm lòng yêu thương bao la và đức hi sinh cao cả của một người cha khốn khổ! Số phận của lão thật bi thương. Nghèo đến nỗi phải bán đi con Vàng mà lão yêu thương, gắn bó. Kể lại việc bán chó với ông giáo, lão đau đớn xót xa: mặt lão đột nhiên rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít, lão hu hu khóc… lão khóc vì thương chó, và cảm thấy mình là kẻ lừa dối khi bán cậu Vàng. Số phận của lão thật bi thương nhưng lão không đánh mất phẩm giá của mình. Đến bước đường cùng lão luôn nghĩ đến con mà chẳng nghĩ đến mình. Lão đủ can đảm để nghĩ đến chuyện kết thúc cuộc đời để không làm phiền đến ai. Lão từ chối mọi sự thương hại của người khác, cho dù đó là sự cưu mang chân tình. Ngay cả ông giáo, người hàng xóm gần gũi nhất và tin tưởng nhất, ông cũng từ chối sự giúp đỡ. Lão Hạc còn nghĩ đến cái chết không làm phiền lòng người khác. Lão nhịn ăn, tích góp được hai lăm đồng cộng với năm đồng bán chó, lão gửi ông giáo nhờ làm đám ma cho lão. Trước khi chết, lão còn nghĩ đến hạnh phúc của con. Lão viết văn tự nhượng mảnh vườn cho ông giáo để không ai còn mơ tưởng, dòm ngó đến, khi nào con lão về thì sẽ nhận vườn làm. Tuy lão nghèo khó, lại bị xã hội bỏ rơi nhưng lão vẫn giàu đức hi sinh, giàu tình thương và giữ vững phẩm chất cao đẹp của mình.
Hình ảnh Lão Hạc chết thật thê thảm. Lão mượn miếng bả chó để tự kết liễu đời mình. Tội nghiệp cho lão quá! Lão vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra… Cái chết đau đớn của lão đã làm sáng tỏ thêm phẩm chất cao đẹp của người nông dân hướng thiện. Tuy sống trong cái xã hội đầy bóng tối, nhưng tâm trí lão vẫn sáng ngời, tính cách của lão thật cao quí. Cả đời lão nghèo đói nhưng không làm mất đi tấm lòng đôn hậu, trong sáng của mình.
Với bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật, xen kẽ tự sự, Nam Cao đã gợi cho ta niềm cảm thương vô hạn đối với những người nông dân nghèo khổ. Ngòi viết của Nam Cao là tiếng nói cảnh tỉnh về một xã hội thiếu công bằng, không quan tâm đến người nghèo, chà đạp lên số phận của con người lương thiện.