Viết bài văn giải thích một nội dung câu nói của gocki (MGonki)’ Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời'( giúp mình nhé các bạn gặp lượng tầm 15 phú

Viết bài văn giải thích một nội dung câu nói của gocki (MGonki)’ Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời'( giúp mình nhé các bạn gặp lượng tầm 15 phút hay nhất nhé mình sẽ vote cho)

0 bình luận về “Viết bài văn giải thích một nội dung câu nói của gocki (MGonki)’ Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời'( giúp mình nhé các bạn gặp lượng tầm 15 phú”

  1. Từ xưa đến nay, sách luôn là hiện thân của trí tuệ, của tinh hoa nhân loại. Khi cần giải đáp, cần tìm hiểu về điều gì, ta tìm đến sách. Khi muốn tâm sự, chia sẻ, ta tìm đến sách. Có lẽ, chính vì thế, mà M.Gorki đã khẳng định rằng: Sách mở ra những chân trời mới.

    Sách là nơi chứa đựng những kiến thức, những thông tin, những trí tuệ và vô vàn những thứ tuyệt diệu khác mà con người tìm được, phát hiện được và đúc kết được. Khi đọc sách, chúng ta sẽ biết thêm những điều mình chưa biết, gỡ rối những phân vân trong lòng ta, đưa ta đến những miền kiến thức, chân lí mới. Dù chỉ ở trong một căn phòng, nhưng có thật nhiều sách để đọc, thì ta vẫn có thể hiểu về những miền đất xa xôi chưa từng được đặt chân đến; về những con người chưa từng được gặp mặt; và về cả những triều đại đã chìm vào trầm tích của lịch sử xa xưa. Thật thú vị và bổ ích. Từ những trang sách ấy, kiến thức ấy, chúng ta trở nên hiểu biết, trở nên rộng rãi hơn, và có những khát vọng, ước mơ to lớn hơn. Tựa như những đứa trẻ đọc sách về những chuyến bay, mơ ước mình được làm phi công, những cậu bé đọc sách về vùng đất xa xôi, liền mơ ước được đi đây đi đó. Và sẽ có người mơ ước được viết lên những trang sách kì diệu bằng chính đôi bàn tay của mình. Tất cả đều được bắt đầu từ trang sách.

    Tuy nhiên, để sách thực sự có thể mở ra cho ta những chân trời mới, đem đến cho ta những điều tốt đẹp, thì chúng ta luôn phải tỉnh táo trong mọi trường hợp. Đầu tiên, chúng ta cần phải biết chọn lựa những cuốn sách phù hợp với trình độ, nhu cầu của bản thân. Đó phải là cuốn sách có giá trị và ở mức ta có thể hiểu được. Như một học sinh cấp hai lại đọc những cuốn sách học thuật dành cho tiến sĩ thì sao có thể tiếp thu hết được. Hay như ta đọc một cuốn sách “rác”, được viết không có giá trị gì thì cái ta đạt được cũng sẽ chẳng là gì cả. Cùng với đó, phải biết tránh những cuốn sách mang tư tưởng lệch lạc, phản động, sai chuẩn kiến thức, để bản thân không phải tiếp xúc nguồn thông tin sai lệch. Quan trọng hơn, chúng ta cần phải chú ý đến cách đọc. Khi đọc sách, ta cần tập trung, đọc kĩ, hiểu kĩ, nắm được nội dung, quan điểm, đào sâu bới kĩ. Chứ nếu chỉ đọc theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa thì thật khó mà đạt được hiệu quả như mong muốn.

    Tuy sách có ý nghĩa to lớn như vậy, nhưng chúng ta cũng không nên đề cao tuyệt đối sách, mà phủ nhận đi những bài học khác từ bên ngoài. Bởi chúng ta có thể học được nhiều điều từ thực tiễn, từ mắt thấy tai nghe, từ những gì ta đúc rút được. Như ông bà ta nói “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Phải ra ngoài, phải gặp gỡ, phải va chạm thì ta mới tiến bộ lên được. Chứ chỉ dựa vào ngồi một chỗ đọc sách thì khó mà phát triển toàn diện được.

    Nói như thế không có nghĩa là phủ nhận vai trò của sách. Mà ở đây, chúng ta cần kết hợp giữa sách vở và cuộc sống thực tiễn, giữa lý thuyết và thực hành. Có vậy mới phát triển toàn diện được. Như ở trường, ngoài việc học các kiến thức bổ ích từ sách vở. Em và các bạn còn thường xuyên được tham gia các chuyến đi trải nghiệm, học các giờ thực hành. Các kiến thức được đọc, được nghe, nay còn được nhìn tận mắt bởi vật thật hay mô hình nữa. Theo đó, em cảm giác mình hiểu thêm được nhiều điều hay và bổ ích.

    Càng học nhiều, đọc nhiều, em càng thêm thấu hiểu giá trị của những cuốn sách. Từ đó em càng thêm tâm đắc câu nói của M.Gorki: Sách mở ra những chân trời mới.

    cho 5 sao nhe

    Bình luận
  2. Từ xưa đến nay, sách luôn là hiện thân của trí tuệ, của tinh hoa nhân loại. Khi cần giải đáp, cần tìm hiểu về điều gì, ta tìm đến sách. Khi muốn tâm sự, chia sẻ, ta tìm đến sách. Có lẽ, chính vì thế, mà M.Gorki đã khẳng định rằng: Sách mở ra những chân trời mới.

    Sách là nơi chứa đựng những kiến thức, những thông tin, những trí tuệ và vô vàn những thứ tuyệt diệu khác mà con người tìm được, phát hiện được và đúc kết được. Khi đọc sách, chúng ta sẽ biết thêm những điều mình chưa biết, gỡ rối những phân vân trong lòng ta, đưa ta đến những miền kiến thức, chân lí mới. Dù chỉ ở trong một căn phòng, nhưng có thật nhiều sách để đọc, thì ta vẫn có thể hiểu về những miền đất xa xôi chưa từng được đặt chân đến; về những con người chưa từng được gặp mặt; và về cả những triều đại đã chìm vào trầm tích của lịch sử xa xưa. Thật thú vị và bổ ích. Từ những trang sách ấy, kiến thức ấy, chúng ta trở nên hiểu biết, trở nên rộng rãi hơn, và có những khát vọng, ước mơ to lớn hơn. Tựa như những đứa trẻ đọc sách về những chuyến bay, mơ ước mình được làm phi công, những cậu bé đọc sách về vùng đất xa xôi, liền mơ ước được đi đây đi đó. Và sẽ có người mơ ước được viết lên những trang sách kì diệu bằng chính đôi bàn tay của mình. Tất cả đều được bắt đầu từ trang sách.

    Tuy nhiên, để sách thực sự có thể mở ra cho ta những chân trời mới, đem đến cho ta những điều tốt đẹp, thì chúng ta luôn phải tỉnh táo trong mọi trường hợp. Đầu tiên, chúng ta cần phải biết chọn lựa những cuốn sách phù hợp với trình độ, nhu cầu của bản thân. Đó phải là cuốn sách có giá trị và ở mức ta có thể hiểu được. Như một học sinh cấp hai lại đọc những cuốn sách học thuật dành cho tiến sĩ thì sao có thể tiếp thu hết được. Hay như ta đọc một cuốn sách “rác”, được viết không có giá trị gì thì cái ta đạt được cũng sẽ chẳng là gì cả. Cùng với đó, phải biết tránh những cuốn sách mang tư tưởng lệch lạc, phản động, sai chuẩn kiến thức, để bản thân không phải tiếp xúc nguồn thông tin sai lệch. Quan trọng hơn, chúng ta cần phải chú ý đến cách đọc. Khi đọc sách, ta cần tập trung, đọc kĩ, hiểu kĩ, nắm được nội dung, quan điểm, đào sâu bới kĩ. Chứ nếu chỉ đọc theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa thì thật khó mà đạt được hiệu quả như mong muốn.

    Tuy sách có ý nghĩa to lớn như vậy, nhưng chúng ta cũng không nên đề cao tuyệt đối sách, mà phủ nhận đi những bài học khác từ bên ngoài. Bởi chúng ta có thể học được nhiều điều từ thực tiễn, từ mắt thấy tai nghe, từ những gì ta đúc rút được. Như ông bà ta nói “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Phải ra ngoài, phải gặp gỡ, phải va chạm thì ta mới tiến bộ lên được. Chứ chỉ dựa vào ngồi một chỗ đọc sách thì khó mà phát triển toàn diện được.

    Nói như thế không có nghĩa là phủ nhận vai trò của sách. Mà ở đây, chúng ta cần kết hợp giữa sách vở và cuộc sống thực tiễn, giữa lý thuyết và thực hành. Có vậy mới phát triển toàn diện được. Như ở trường, ngoài việc học các kiến thức bổ ích từ sách vở. Em và các bạn còn thường xuyên được tham gia các chuyến đi trải nghiệm, học các giờ thực hành. Các kiến thức được đọc, được nghe, nay còn được nhìn tận mắt bởi vật thật hay mô hình nữa. Theo đó, em cảm giác mình hiểu thêm được nhiều điều hay và bổ ích.

    Càng học nhiều, đọc nhiều, em càng thêm thấu hiểu giá trị của những cuốn sách. Từ đó em càng thêm tâm đắc câu nói của M.Gorki: Sách mở ra những chân trời mới.

    Bình luận

Viết một bình luận