viết bài văn giới thiệu một tích danh lam thắng cảnh của thái bình. (không chép mang ) giúp mình với

viết bài văn giới thiệu một tích danh lam thắng cảnh của thái bình. (không chép mang ) giúp mình với

0 bình luận về “viết bài văn giới thiệu một tích danh lam thắng cảnh của thái bình. (không chép mang ) giúp mình với”

  1. Đền A Sào thuộc xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Đền thờ Trần Hưng Đạo cùng hai tướng Yết Kiêu và Dã Tượng.

    A Sào là nơi công phủ khi Hưng Đạo Vương 18 tuổi mới được phong tước Thượng Vị Hầu, vâng mệnh đến trông coi kho gạo của triều đình trong hơn 3 năm. Thời Trần Nhân Tông, ông giữ chức Tiết chế thống lĩnh các doanh thủy bộ, đánh tan 50 vạn quân Nguyên sang xâm lược nước ta do Thoát Hoan cầm đầu. Vua truyền cho thôn A Sào sửa chữa nhà cũ để làm sinh từ của vương. Sau khi ông mất, trong đền thờ tượng của ông và cả tượng Yết Kiêu, Dã Tượng. Bên bờ sông Hóa gần đó có tượng một con voi do Hưng Đạo Vương sai đắp để tưởng nhớ con voi trận mà ngài cưỡi khi qua sông Hóa đuổi quân Ô Mã Nhi. Voi lội bùn sâu không rút chân lên được nên phải bỏ lại. Bến sông nơi ấy được gọi là Bến Voi.
    Ðền A Sào được coi là di tích có giá trị văn hóa và lịch sử gắn liền với vương triều Trần và chiến tích lừng lẫy ba lần đại phá quân Nguyên – Mông vào các năm 1258, 1285 và 1288. Ðáng chú ý, Bến Tượng A Sào đã ghi dấu tích voi chiến của Trần Hưng Ðạo bị sa lầy trong trận đánh quân của Ô Mã Nhi trên sông Bạch Ðằng và gắn với lời thề quyết tử của Hưng Ðạo Vương: “Nếu trận này không thắng giặc Thát, ta thề không về bến sông này”. Nhớ công ơn của Ngài, sau chiến thắng quân Nguyên, nhân dân đã lập đền thờ Ngài gọi là Ðệ nhị sinh từ hay A Sào linh miếu (Ðền A Sào).
    Trong khuôn viên của đền có hồ Tắm Tượng (hồ để voi tắm), có gò Ðống Yên (nơi để yên ngựa của lính), Trại binh (nơi ở của lính) và nhiều linh khí khác… Bến sông nơi lính nhà Trần đi qua còn có tên Bến Tượng, có miếu thờ tượng voi

    Ngày 18/4/2002 (6/3 năm Nhâm Ngọ), tại lễ hội Phủ Giầy (Nam Định), ban tổ chức đã thả một con rồng hơi có chiều dài 25m, chu vi thân 2m2 (11 gang) lên bầu trời cầu cho một năm mới gặp nhiều tốt lành, mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, nhân khang vật thịnh. Bên cạnh đó, việc thả rồng còn mang theo ý nghĩa tìm về gốc gác Đức Thánh Trần thông qua nơi rồng hạ. Theo dự đoán của ban tổ chức lễ hội năm đó, rồng sẽ giáng xuống địa phận tỉnh Ninh Bình hoặc Thanh Hóa vì rồng thăng theo hướng gió Đông Nam. Điều kỳ lạ là rồng lại bay ngược chiều gió xuân từ Nam Định về Thái Bình, từ Phủ Giầy về A Sào, lại ngược chiều sông Hóa, tạt ngang qua bến Tượng, qua sinh từ Trần Hưng Đạo, hạ xuống Đống Yên, nơi Trần Quốc Tuấn hành quân qua và dừng lại để tháo yên voi.

    Người dân thấy hiện tượng lạ đã kéo nhau ra xem, tại đây mọi người phát hiện thấy một con rồng làm bằng vải rất đẹp, lưng có màu vàng óng, hai bên sườn màu xanh nhạt, đầu và đuôi làm bằng xốp, cốt bằng tre, trên lưng rồng đeo hàng nghìn quả bóng bay bơm khí. Dân làng nhanh chóng báo tin cho các cụ bô lão, một lễ rước rồng được tổ chức để đưa rồng về đình Mễ Thương thắng tích. Hội họ Trần thị trấn Quỳnh Côi nghe tin long giáng xuống A Sào đã cúng tiến tủ kính khung nhôm để lưu lại linh vật.

    (lich su)

    Trước khi rồng giáng, có nhiều ý kiến xung quanh việc xác định nơi sinh của Trần Hưng Đạo, vì vậy sự kiện này đã góp phần củng cố thêm niềm tin của nhân dân rằng đất A Sào mới thực là nơi Trần Hưng Đạo ra đời bởi cũng theo sử sách ghi lại, nơi này cũng chính là thái ấp của Trần Liễu, cha của ngài. Cũng chính vì vậy mà từ đó đến nay, cứ đến ngày 20/8 âm lịch, ngày mất của Trần Hưng Đạo, dòng họ Trần cùng nhân dân khắp mọi nơi lại cùng nhau trở về A Sào chiêm bái, ngưỡng vọng, tỏ lòng thành kính trước vị đại anh hùng dân tộc.

    Theo người dân địa phương kể lại, ngày “Long giáng đất A Sào” là một ngày trời xuân rất đẹp, thời tiết ấm áp, bầu trời trong xanh. Mọi người đều tin rằng rồng hạ là một điềm phúc, mang lại sinh khí mùa xuân tràn đầy sức sống cho quê hương. Quả đúng như vậy, trong năm đó, A Sào mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, người dân ấm no, hạnh phúc. Trong tâm thức của người dân địa phương cho đến tận ngày nay, sự hiện diện của rồng thiêng vẫn luôn là một biểu tượng cho sự may mắn, hưng thịnh và phát triển của quê hương A Sào. Sau sự kiện năm 2002, tiếng lành đồn xa, nhiều nhà văn hóa, nhà sử học đã đến đây để nghiên cứu và tìm hiểu, A Sào ngày càng nhận được sự chú ý, quan tâm của đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương. Sau mười năm được lưu giữ tại đình Mễ Thương, năm 2012 linh vật rồng được đưa về đền A Sào (xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ) để tiếp tục phụng thờ. Hai năm sau, năm 2014, quần thể di tích đền A Sào, bến Tượng và đình Mễ Thương đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Năm 2016, nhân dân A Sào vui mừng đón nhận quyết định bằng chứng nhận lễ hội đền A Sào được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Cụ Trần Văn Biều, một bậc cao niên trong làng, người đã từng chứng kiến sự kiện “Long giáng đất A Sào” vẫn luôn tin rằng: Việc đưa rồng về thờ tại đền A Sào đã một lần nữa mang lại may mắn to lớn cho đền A Sào nói riêng và quần thể di tích đền A Sào nói chung.

    “Long giáng đất A Sào” đã trở thành một sự kiện có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa tâm linh của người dân Thái Bình. Rồng thiêng mang theo ước vọng về cuộc sống ấm no, đủ đầy, sức mạnh vượt lên trên khó khăn sẽ luôn trở thành động lực đưa miền quê Đức Thánh Trần vươn cao, vươn xa, đạt được thêm nhiều thành công hơn trong bước đường xây dựng và phát triển.

    Bình luận

Viết một bình luận