viết bài văn nêu cảm nghĩ sông núi nươc nam của (lí thường kiệt) 2 mặt giấy nha
0 bình luận về “viết bài văn nêu cảm nghĩ sông núi nươc nam của (lí thường kiệt) 2 mặt giấy nha”
Lòng yêu nước, tinh thần bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia là một chủ đề không thể không nhắc đến trong kho tàng văn học Việt Nam. Và bài thơ thần “Sông núi nước Nam” tương truyền của Lý Thường Kiệt là một bài thơ đặc sắc được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. Bài thơ là lời tuyên bố về chủ quyền quốc gia đồng thời là lời cảnh báo cho sự thất bại của kẻ thù xâm lược.
Tác phẩm ra đời vào năm 1077 khi nhà Lý có cuộc chiến tranh chống quân Tống xâm lược trên phòng tuyến sông Như Nguyệt, vào một đêm trước khi diễn ra trận chiến ,trong đền thờ hai anh em Trương Hống, Trương Hác có vọng ra bài thơ này. Nhưng dù là thần linh hay con người đọc lên thì bài thơ vẫn mang đậm khí phách Đại Việt ta.
Câu thơ đầu tiên khẳng định một chân lý không thể thay đổi: sông núi nước Nam là phải vua Nam ở. Đó là sự thật hiển nhiên mà không một ai có thể chối cãi được. Câu thơ tạo thành hai vế đối xứng nhau nhịp nhàng. Không chỉ vậy nó còn thể hiện được sự tinh tế của tác giả trong việc sử dụng từ “đế”. Tại sao tác giả không sử dụng từ “vương” mà thay vào đó lại là từ “đế”? Đế là vua, dùng như vậy ý muốn nói vua nước Nam ta cũng ngang hàng với vua Trung Hoa, dùng như vậy để chỉ vị thế của nước ta, đất nước ấy tuy nhỏ bé nhưng tồn tại độc lập và ngang hàng với cường quốc lớn. Không chỉ vậy đất nước ấy còn có một vị hoàng đế uy quyền không kém gì hoàng đế Trung Hoa, cũng là bậc đế vương, cũng là một đấng tối cao.
Câu thơ tiếp theo là lời tuyên bố hùng hồn về toàn vẹn lãnh thổ của nước Đại Việt ta. Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên, là một chân lý mà không ai chối cãi được. Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đã được định sẵn ở “ thiên thư”, đã được tạo hóa phân chia rạch ròi.
Với giọng điệu đanh thép, hào hùng qua hai câu thơ đầu, tác giả đã đưa ra những lí lẽ xác đáng để khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc ta.
Vẫn là lời thơ hùng hồn ấy, vẫn là những lí lẽ đanh thép ấy, tác giả khẳng định tiếp:
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
(Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ)
Căm thù, tức giận trước một điều trái lẽ tự nhiên không chỉ là cảm xúc riêng của tác giả mà là của cả con dân Đại Việt. Nước Nam ta là một nước có chủ quyền độc lập riêng và chủ quyền ấy đã được định sẵn không thể chối cãi được. Thế nhưng lũ giặc kia lại vẫn bành trướng một lòng muốn cướp đất, thôn tính ta. Chính điều ấy đã gợi lên lòng căm thù sâu sắc cho dân ta. Và lòng căm thù ấy được dồn nén thành sức mạnh để chiến thắng kẻ thù. Câu thơ cuối cùng chỉ vỏn vẹn có bảy chữ mà có sức gợi rất lớn. Nó gợi ra viễn cảnh tan tác của quân địch khi dám bén mảng vào bờ cõi nước ta.
“Sông núi nước Nam” là bài thơ ngắn gọn, súc tích. Cả bài gồm bốn câu thơ, không quá ngắn cũng không quá dài nhưng lại mang màu sắc của một bản anh hùng ca bất diệt và xứng đáng là bản tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta. Nó thể hiện một sức mạnh và ý chí quật cường của cả dân tộc Việt Nam ta.
Lòng yêu nước, tinh thần bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia là một chủ đề không thể không nhắc đến trong kho tàng văn học Việt Nam. Và bài thơ thần “Sông núi nước Nam” tương truyền của Lý Thường Kiệt là một bài thơ đặc sắc được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. Bài thơ là lời tuyên bố về chủ quyền quốc gia đồng thời là lời cảnh báo cho sự thất bại của kẻ thù xâm lược.
Tác phẩm ra đời vào năm 1077 khi nhà Lý có cuộc chiến tranh chống quân Tống xâm lược trên phòng tuyến sông Như Nguyệt, vào một đêm trước khi diễn ra trận chiến ,trong đền thờ hai anh em Trương Hống, Trương Hác có vọng ra bài thơ này. Nhưng dù là thần linh hay con người đọc lên thì bài thơ vẫn mang đậm khí phách Đại Việt ta.
Câu thơ đầu tiên khẳng định một chân lý không thể thay đổi: sông núi nước Nam là phải vua Nam ở. Đó là sự thật hiển nhiên mà không một ai có thể chối cãi được. Câu thơ tạo thành hai vế đối xứng nhau nhịp nhàng. Không chỉ vậy nó còn thể hiện được sự tinh tế của tác giả trong việc sử dụng từ “đế”. Tại sao tác giả không sử dụng từ “vương” mà thay vào đó lại là từ “đế”? Đế là vua, dùng như vậy ý muốn nói vua nước Nam ta cũng ngang hàng với vua Trung Hoa, dùng như vậy để chỉ vị thế của nước ta, đất nước ấy tuy nhỏ bé nhưng tồn tại độc lập và ngang hàng với cường quốc lớn. Không chỉ vậy đất nước ấy còn có một vị hoàng đế uy quyền không kém gì hoàng đế Trung Hoa, cũng là bậc đế vương, cũng là một đấng tối cao.
Câu thơ tiếp theo là lời tuyên bố hùng hồn về toàn vẹn lãnh thổ của nước Đại Việt ta. Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên, là một chân lý mà không ai chối cãi được. Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đã được định sẵn ở “ thiên thư”, đã được tạo hóa phân chia rạch ròi.
Với giọng điệu đanh thép, hào hùng qua hai câu thơ đầu, tác giả đã đưa ra những lí lẽ xác đáng để khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc ta.
Vẫn là lời thơ hùng hồn ấy, vẫn là những lí lẽ đanh thép ấy, tác giả khẳng định tiếp:
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
(Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ)
Căm thù, tức giận trước một điều trái lẽ tự nhiên không chỉ là cảm xúc riêng của tác giả mà là của cả con dân Đại Việt. Nước Nam ta là một nước có chủ quyền độc lập riêng và chủ quyền ấy đã được định sẵn không thể chối cãi được. Thế nhưng lũ giặc kia lại vẫn bành trướng một lòng muốn cướp đất, thôn tính ta. Chính điều ấy đã gợi lên lòng căm thù sâu sắc cho dân ta. Và lòng căm thù ấy được dồn nén thành sức mạnh để chiến thắng kẻ thù. Câu thơ cuối cùng chỉ vỏn vẹn có bảy chữ mà có sức gợi rất lớn. Nó gợi ra viễn cảnh tan tác của quân địch khi dám bén mảng vào bờ cõi nước ta.
“Sông núi nước Nam” là bài thơ ngắn gọn, súc tích. Cả bài gồm bốn câu thơ, không quá ngắn cũng không quá dài nhưng lại mang màu sắc của một bản anh hùng ca bất diệt và xứng đáng là bản tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta. Nó thể hiện một sức mạnh và ý chí quật cường của cả dân tộc Việt Nam ta.