Viết bài văn ngắn khoảng 1 trang giấy kể về 1 người để lại trong tâm trí em kỉ niệm sâu sắc
0 bình luận về “Viết bài văn ngắn khoảng 1 trang giấy kể về 1 người để lại trong tâm trí em kỉ niệm sâu sắc”
Có những người luôn ở trong tim ta mãi mãi không một ai có thể thay thế được. Thượng đế đã ban tặng họ cho chúng ta, đến với ta một khoảng thời gian trong đời, và những kỉ niệm sâu đậm với họ mãi chẳng thể nào quên được. Khi lục lại trong trí nhớ những kí ức ấy sẽ có những niềm vui, những hạnh phúc và có cả những đau thương nếm trải. Anh trai tôi- người đã đùm bọc tôi biết bao năm tháng, vậy mà lại phải rời đi khi tuổi còn đôi mươi, đó là kỉ ức đau thương mà đến bây giờ tôi vẫn chẳng thể nào quên.
Anh tôi vốn là một cậu thanh niên khoẻ mạnh, vì gia đình khó khăn nên anh cũng chẳng được học hành nhiều như bao bạn bè khác. Học hết lớp 9 anh phải vào Nam làm ăn, kiếm sống. Vất vả đời công nhân chịu nhiều thiếu thốn, vậy mà chẳng một lời than vãn, kêu ca. Hàng tháng, anh vẫn dành số tiền lương ít ỏi của mình để gửi về cho ba mẹ nuôi tôi ăn học. Anh là người sống rất tình cảm, mỗi dịp lễ tết về luôn có quà cho mọi người, hỏi han mọi người bằng sự chân thành, thấu hiểu, bởi vậy mà cô, dì, chú, bác,..ai cũng quý anh, bạn bè cũng thương và giúp đỡ anh rất nhiều. Chịu khó làm lụng 4 năm, anh gửi tiền về cho bà mẹ sửa sang lại cái nhà, vừa vui mừng chưa được bao lâu thì cả nhà nhận cái tin sét đánh: anh trai bị ung thư phổi giai đoạn cuối.
Người anh gầy hẳn đi, ăn uống không còn ngon miệng nữa. Trải qua nhiều lần xạ trị, sức khoẻ ngày một yếu hơn, nhìn những cơn đau đớn hành hạ anh mà tôi xót xa vô cùng. Sao ông trời lại tàn nhẫn với gia đình tôi như vậy? Từng đêm, tôi đã khóc rất nhiều, khóc vì thương vì xót cho anh, khóc vì sau những chật vật mà gia đình trải qua lại phải chịu thêm những khốn khổ, mất mát như thế. Tôi khóc cho cuộc đời, cho số phận nghiệt ngã của anh. Rồi cứ thế, mỗi ngày trôi qua trong nặng nề và lo âu, dù anh rất lạc quan, luôn vui vẻ trò chuyện với mọi người nhưng sao tôi thấy buồn thương đến vậy, tôi chỉ ước có một phép màu xua tan những bệnh tật, đau đớn nơi anh.
Một hôm, anh gọi tôi lại rồi bảo:
– Cái Mai này cũng lớp 6 rồi ấy nhỉ, cũng sắp thành người lớn rồi đấy, từ giờ phải thay anh chăm sóc ba mẹ nghe em. Cố gắng học giỏi sau này vào đại học, có công việc ổn định cho đỡ vất vả nha em.
Tôi vâng lời anh “Dạ”, rồi anh kể chuyện cho tôi nghe về những chuyện vui anh từng qua, những kinh nghiệm trong cuộc sống.
Tối hôm đó, anh tôi từ biệt mọi người ra đi trong lặng lẽ, anh ngủ rồi thiếp đi luôn. Nước mắt, tang thương, niềm đau cứ thế mà chất chồng. Anh ra đi để lại những tiếc nuối, đau thương cho tất cả mọi người.
Tôi biết, có những điều mãi mãi chẳng thể nào thay đổi được, phải chấp nhận và vượt qua. Tôi tin rằng, ở chốn xa xôi nào đó, anh vẫn luôn dõi theo gia đình, dõi theo sự trưởng thành của tôi từng ngày.
Tôi đã đến với cuộc đời này, yên tĩnh và lặng lẽ, chỉ có gia đình và người thân biết về sự ra đời đó. Nhưng dường như vì cái sự quá ư là nhẹ nhàng đó mà tôi đã không biết quý trọng cái giây phút mà mình đã được sinh ra như thế nào.
Mẹ tôi – một người phụ nữ đã nuôi dạy, chăm sóc con cái, lo việc nội trợ và thiêng liêng hơn là sinh ra và nuôi dưỡng các anh chị em chúng tôi nên người. Tôi biết điều đó vì chị gái tôi luôn nói với tôi như thế: “Mẹ đã vất vả rất nhiều để sinh ra mấy chị em mình…”.
Những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường, tôi đã được học thế nào là trung thực. Trung thực giúp cho con người ta tiến bộ hơn, có được rất nhiều thứ tốt đẹp trong cuộc sống. Nhưng tôi đã từng không phải là một đứa trẻ trung thực. Lần ấy, tôi đã nói dối mẹ rằng mình có tiết học thêm để đi chơi điện tử cùng với các bạn trong xóm.
Vì quá mải chơi mà tôi đã không về đúng giờ như mọi khi. Khi trở về nhà, tôi bị mắng. Dù biết mình sai nhưng tôi vẫn cố gắng biện minh, thậm chí tiếp tục nói dối mẹ. Lúc ấy, mẹ nhìn tôi bằng ánh mắt dường như rất thất vọng. Mẹ không nói gì nữa mà chỉ nhẹ nhàng bảo tôi: “Thôi, muộn rồi, con đi ăn cơm đi không đói!”. Bỗng nhiên trong lòng tôi lại cảm thấy vô cùng có lỗi. Cả đêm hôn ấy, tôi trằn trọc không ngủ được. Nhớ lại ánh mắt của mẹ khiến tôi bỗng thấy thật xấu hổ. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi đã thấy mẹ đang ở trong bếp chuẩn bị đồ ăn cho cả nhà. Tôi liền chạy đến bên và xin lỗi mẹ. Mẹ nhẹ nhàng xoa đầu tôi và bảo: “Chỉ cần con nhận ra là lỗi lầm là tốt rồi!”
Sau ngày hôm đó, tôi đã trở thành một con người khác. Tôi tự hứa sẽ cố gắng để không phụ tình yêu thương mà mẹ dành cho mình.
Có những người luôn ở trong tim ta mãi mãi không một ai có thể thay thế được. Thượng đế đã ban tặng họ cho chúng ta, đến với ta một khoảng thời gian trong đời, và những kỉ niệm sâu đậm với họ mãi chẳng thể nào quên được. Khi lục lại trong trí nhớ những kí ức ấy sẽ có những niềm vui, những hạnh phúc và có cả những đau thương nếm trải. Anh trai tôi- người đã đùm bọc tôi biết bao năm tháng, vậy mà lại phải rời đi khi tuổi còn đôi mươi, đó là kỉ ức đau thương mà đến bây giờ tôi vẫn chẳng thể nào quên.
Anh tôi vốn là một cậu thanh niên khoẻ mạnh, vì gia đình khó khăn nên anh cũng chẳng được học hành nhiều như bao bạn bè khác. Học hết lớp 9 anh phải vào Nam làm ăn, kiếm sống. Vất vả đời công nhân chịu nhiều thiếu thốn, vậy mà chẳng một lời than vãn, kêu ca. Hàng tháng, anh vẫn dành số tiền lương ít ỏi của mình để gửi về cho ba mẹ nuôi tôi ăn học. Anh là người sống rất tình cảm, mỗi dịp lễ tết về luôn có quà cho mọi người, hỏi han mọi người bằng sự chân thành, thấu hiểu, bởi vậy mà cô, dì, chú, bác,..ai cũng quý anh, bạn bè cũng thương và giúp đỡ anh rất nhiều. Chịu khó làm lụng 4 năm, anh gửi tiền về cho bà mẹ sửa sang lại cái nhà, vừa vui mừng chưa được bao lâu thì cả nhà nhận cái tin sét đánh: anh trai bị ung thư phổi giai đoạn cuối.
Người anh gầy hẳn đi, ăn uống không còn ngon miệng nữa. Trải qua nhiều lần xạ trị, sức khoẻ ngày một yếu hơn, nhìn những cơn đau đớn hành hạ anh mà tôi xót xa vô cùng. Sao ông trời lại tàn nhẫn với gia đình tôi như vậy? Từng đêm, tôi đã khóc rất nhiều, khóc vì thương vì xót cho anh, khóc vì sau những chật vật mà gia đình trải qua lại phải chịu thêm những khốn khổ, mất mát như thế. Tôi khóc cho cuộc đời, cho số phận nghiệt ngã của anh. Rồi cứ thế, mỗi ngày trôi qua trong nặng nề và lo âu, dù anh rất lạc quan, luôn vui vẻ trò chuyện với mọi người nhưng sao tôi thấy buồn thương đến vậy, tôi chỉ ước có một phép màu xua tan những bệnh tật, đau đớn nơi anh.
Một hôm, anh gọi tôi lại rồi bảo:
– Cái Mai này cũng lớp 6 rồi ấy nhỉ, cũng sắp thành người lớn rồi đấy, từ giờ phải thay anh chăm sóc ba mẹ nghe em. Cố gắng học giỏi sau này vào đại học, có công việc ổn định cho đỡ vất vả nha em.
Tôi vâng lời anh “Dạ”, rồi anh kể chuyện cho tôi nghe về những chuyện vui anh từng qua, những kinh nghiệm trong cuộc sống.
Tối hôm đó, anh tôi từ biệt mọi người ra đi trong lặng lẽ, anh ngủ rồi thiếp đi luôn. Nước mắt, tang thương, niềm đau cứ thế mà chất chồng. Anh ra đi để lại những tiếc nuối, đau thương cho tất cả mọi người.
Tôi biết, có những điều mãi mãi chẳng thể nào thay đổi được, phải chấp nhận và vượt qua. Tôi tin rằng, ở chốn xa xôi nào đó, anh vẫn luôn dõi theo gia đình, dõi theo sự trưởng thành của tôi từng ngày.
Tôi đã đến với cuộc đời này, yên tĩnh và lặng lẽ, chỉ có gia đình và người thân biết về sự ra đời đó. Nhưng dường như vì cái sự quá ư là nhẹ nhàng đó mà tôi đã không biết quý trọng cái giây phút mà mình đã được sinh ra như thế nào.
Mẹ tôi – một người phụ nữ đã nuôi dạy, chăm sóc con cái, lo việc nội trợ và thiêng liêng hơn là sinh ra và nuôi dưỡng các anh chị em chúng tôi nên người. Tôi biết điều đó vì chị gái tôi luôn nói với tôi như thế: “Mẹ đã vất vả rất nhiều để sinh ra mấy chị em mình…”.
Những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường, tôi đã được học thế nào là trung thực. Trung thực giúp cho con người ta tiến bộ hơn, có được rất nhiều thứ tốt đẹp trong cuộc sống. Nhưng tôi đã từng không phải là một đứa trẻ trung thực. Lần ấy, tôi đã nói dối mẹ rằng mình có tiết học thêm để đi chơi điện tử cùng với các bạn trong xóm.
Vì quá mải chơi mà tôi đã không về đúng giờ như mọi khi. Khi trở về nhà, tôi bị mắng. Dù biết mình sai nhưng tôi vẫn cố gắng biện minh, thậm chí tiếp tục nói dối mẹ. Lúc ấy, mẹ nhìn tôi bằng ánh mắt dường như rất thất vọng. Mẹ không nói gì nữa mà chỉ nhẹ nhàng bảo tôi: “Thôi, muộn rồi, con đi ăn cơm đi không đói!”. Bỗng nhiên trong lòng tôi lại cảm thấy vô cùng có lỗi. Cả đêm hôn ấy, tôi trằn trọc không ngủ được. Nhớ lại ánh mắt của mẹ khiến tôi bỗng thấy thật xấu hổ. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi đã thấy mẹ đang ở trong bếp chuẩn bị đồ ăn cho cả nhà. Tôi liền chạy đến bên và xin lỗi mẹ. Mẹ nhẹ nhàng xoa đầu tôi và bảo: “Chỉ cần con nhận ra là lỗi lầm là tốt rồi!”
Sau ngày hôm đó, tôi đã trở thành một con người khác. Tôi tự hứa sẽ cố gắng để không phụ tình yêu thương mà mẹ dành cho mình.