Viết bài văn ngắn về hiện tượng tư do ngôn luận trên mạng xã hội hiện nay

Viết bài văn ngắn về hiện tượng tư do ngôn luận trên mạng xã hội hiện nay

0 bình luận về “Viết bài văn ngắn về hiện tượng tư do ngôn luận trên mạng xã hội hiện nay”

  1. Tự do ngôn luận là quyền của mỗi người. Quyền tự do ngôn luận ở việc mỗi cá nhân được phép tự do nêu quan điểm cá nhân của mình. Quyền cơ bản này cũng được áp dụng khi chúng ta sử dụng mạng xã hội. Tuy nhiên, khi vượt quá giới hạn, sự tự do ngôn luận ấy gây ra rất nhiều tai hại. Trong thời gian vừa qua, có rất nhiều tài khoản facebook bị xử phạt vì những phát ngôn xuyên tạc. Quyền tự do ngôn luận không cổ xúy cho con người vi phạm đạo đức và pháp luật. Sau mối cú click chuột, chúng ta bắt gặp rất nhiều những bài viết trên mạng xã hội gây chướng tai gai mắt vì nói tục chửi bậy, cung cấp những thông tin sai sự thật. Những hiện tượng này không chỉ gây hoang mang cho cộng đồng mà còn làm xấu đi sự trong sáng của tiếng Việt. Bản thân người phát ngôn cũng sẽ koong được đánh giá cao về nhân phẩm, đạo đức. Bởi vậy, dù là trong cuộc sống hàng ngày hay trên mạng xã hội, chúng ta cần lưu ý những phát ngôn của mình. Mỗi một lời nói ra thì không thể nào rút lại được. Hãy là những người sử dụng mạng xã hội văn minh!

    Bình luận
  2. Sự ra đời của mạng xã hội đã đưa đến nhiều tiện ích như giúp con người nắm bắt, cập nhật thông tin nhanh hơn, kết nối với nhau dễ dàng và rộng khắp hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến những hiện tượng tiêu cực như sống ảo,… và đặc biệt là sản sinh ra những “anh hùng bàn phím”. Từ thực tế hiện nay, chúng ta có thể khẳng định hiện tượng anh hùng bàn phím trên mạng xã hội đã trở thành một vấn đề nóng đáng được quan tâm.

    “Anh hùng bàn phím” là cụm từ để chỉ những người bày tỏ quan điểm, cảm xúc của mình một cách tự do, thoải mái và thậm chí quá đà qua việc ngồi trước màn hình máy vi tính. Bằng cách này, họ sẵn sàng và nhiệt tình tranh luận, bàn luận về bất cứ một vấn đề nào đó với thái độ không cần biết phải – trái, đúng – sai.

    Thực tế hiện nay cho thấy, thế hệ “anh hùng bàn phím” đang gia tăng về số lượng. Dưới màn hình máy tính, đề tài mà họ bàn luận vô cùng phong phú, đa dạng, đó có thể là những nhận xét về nhan sắc, ngoại hình hay tài năng; đó có thể là những công kích, sự soi mói đời sống riêng tư của người khác với thái độ miệt thị, giễu cợt. Thế hệ “anh hùng bàn phím” sẵn sàng đưa ra những đánh giá, bình luận một cách cảm tính mà dù không hiểu rõ sự tình. Thậm chí là sử dụng những lời lẽ khiếm nhã, tiêu cực để công kích, khiêu khích.

    Bình luận

Viết một bình luận