viết bài văn theo dàn ý
Phân tích những hình thức biến hóa của Tấm. Ý nghĩa.
MB:
– Gth truyện cổ tích
– Gth truyện Tấm Cám
– Gth về những lần hóa thân của Tấm
TB
1. Khái quát :
– Gth về nhân vật Tấm: Khái quát về vị trí, số phận, phẩm chất ( tham khảo đề 1)
– Tấm vừa được làm hoàng hậu thì lại bị mẹ con Cám sát hại và tước đoạt hạnh phúc . Cô không cam chịu chết, ba lần cô chết đi là ba lần cô hóa thân: thành chim vàng anh, cây xoan đào- khung cửi, cây thị- quả thị.
2. Phân tích các hình thức hóa thân của Tấm:
– Lần đầu Tấm hóa thành chim vàng anh. Con chim nhỏ xinh xắn, nhanh nhẹn bay vào hoàng cung báo hiệu sự tồn tại của mình, thể hiện sự săn sóc của Tấm đối với nhà vua.
– Lần thứ hai, Tấm hóa thành cây xoan đào xanh tốt, tỏa bóng mát che cho nhà vua ngủ. Xoan đào bị chặt làm khung cửi, tiếng kêu của nó là lời đe dọa đanh thép đối với kẻ thù và lời thủy chung của Tấm đối với chồng :
“ Cót ca cót két
Lấy tranh chồng chị
Chị khoét mắt ra”
-Lần thứ ba, Tấm hóa cây thị xanh tốt mọc lên từ đống tro tàn, từ đó có quả thị vàng tươi. Quả thị chỉ rơi khi có lời ngọt ngào của bà hàng nước:
“ Thị ơi, thị hỡi
Thị rụng bị bà
Thị thơm bà ngửi
Chứ bà không ăn!”
Chỉ sống với bà lão nhân hậu, Tấm mới trở lại làm người, gặp lại nhà vua và được trở về hoàng cung hưởng hạnh phúc.
3. Ý nghĩa của những hình thức hóa thân của Tấm:
– Những lần chết đi, sống lại của Tấm, sự đấu tranh quyết liệt giành lấy hạnh phúc của Tấm phản ánh tính chất gay gắt, quyết liệt của cuộc chiến đấu giữa thiện với ác : Cái thiện không chịu chết một cách oan ức trong im lặng đã vùng dậy đấu tranh, còn cái ác tìm cách tiêu diệt cái thiện=> Chân lí Thiện thắng Ác
– Sức sống mãnh liệt, không bị tiêu diệt của cái thiện
– Nhân dân lao động muốn gửi gắm:
+ Ý thức giành và giữ hạnh phúc: Hạnh phúc chỉ thật sự bền chặt khi ta biết đấu tranh để bảo vệ nó. Vì vậy, nếu ban đầu, nhờ yếu tố kì ảo( Bụt, cá bống,…) Tấm có được hạnh phúc thì sau này, con chim vàng anh, xoan đào, quả thị không thay Tấm trong cuộc chiến đầu mà chỉ là nơi hóa thân, tạm ẩn mình để trở về đấu tranh với cái ác quyết liệt hơn
+ Sự hóa thân để trở về với cuộc đời của Tấm còn phản ánh ước mơ về công bằng xã hội. Người lương thiện không thể chết oan, phải được hạnh phúc, còn kẻ ác nhất định phải bị trừng phạt. => Thể hiện triết lí dân gian: “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”
+ Quan niệm thực tế về hạnh phúc của người dân lao động.
– Nghệ thuật : yếu tố kì ảo => tính chất li kì, thơ mộng cho cốt truyện….
Truyện cổ tích là loại truyện tự sự dân gian kể vè các mô-típ nhân vật :nhân vật có ngoại hình xấu xí,những người nông dân nghèo khổ có sự tham gia của các yếu tố thần kì thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình,về lẽ công bằng xã hội,về phẩm chất.Tấm Cám cũng thuộc loại cổ tích thần kì đc phổ biến vô cùng rộng rãi.Đặc biệt ko thể thiếu các chi tiết kì ảo,đặc sắc nhất vẫn là những lần tiến hóa của Tấm.
Nhân vật Tấm- một cô gái ngay từ nhỏ đã phải chịu thiệt thòi, sống một cuộc sống khổ cực. Mẹ mất sớm, bố đi thêm bước nữa, khi bố mất Tấm phải một mình sống với mụ dì ghẻ cùng cô em cùng cha khác mẹ độc ác. Tấm lúc nào cũng phải cực khổ làm hết mọi việc trong gia đình, còn Cám luôn được nuông chiều, sống sung sướng. Hai mẹ con nhà Cám bắt nạt Tấm hết lần này đến lần khác. Tấm chăm chỉ bắt tôm bắt tép vì nghĩ rằng sẽ được dì thưởng cho một chiếc yếm đỏ nhưng Cám lại lừa Tấm và lấy mất. Tấm có cá Bống là chỗ dựa tinh thần duy nhất thì mẹ con Cám lại ra tay sát hại. Đến ngày trẩy hội, mẹ con Cám dùng đủ mọi cách để không cho Tấm đi cùng. Thế nhưng, người tốt thì luôn được đền đáp xứng đáng. Bên cạnh Tấm luôn có sự giúp đỡ của ông Bụt, cùng Tấm vượt qua mọi mưu mẹo của hai mẹ con Cám. Tấm được đi trẩy hội và tình cờ Tấm chiếm được cảm tình của vua và trở thành hoàng hậu. Lúc này, mâu thuẫn truyện đã được đẩy lên đến đỉnh điểm, trở thành mâu thuẫn một mất một còn.Sau khi trở thành hoàng hậu, đến ngày giỗ cha Tấm xin vua cho trở về nhà để làm cỗ cúng cha. Biết Tấm là người con hiếu thảo, mụ dì ghẻ đã lợi dụng điều này để sai Tấm trèo lên cây cau lấy một buồng cau xuống làm lễ cúng cha để rồi nhân cơ hội đó, mụ ta ở dưới chặt cây nhằm sát hại Tấm.Để đấu tranh,sau khi chết,Tấm hóa thành chim vàng anh.Con chim nhỏ nhắn xinh xắn , nhanh nhẹn bay vào hoàng cung báo hiệu sự tồn tại của mình, thể hiện sự săn sóc của Tấm đối với nhà vua.Tuy nhiên khi thấy chim vàng anh thân thiết với vua ,Cám đã nhân cơ hội vua đi vắng thịt con chim vàng anh.Lần thứ hai,Tấm hóa thành hai cây xoan đào xanh tốt,tỏa bóng mát che cho nhà vua ngủ.Thế nhưng,Cám lại chặt hai cây xoan đào làm khung cửi.Khi ngồi vào khung cửi chi nghe toàn những lời chửi rủa:
“ Cót ca cót két
Lấy tranh chồng chị
Chị khoét mắt ra”
Lần thứ ba,Lần thứ ba, Tấm hóa cây thị xanh tốt mọc lên từ đống tro tàn, từ đó có quả thị vàng tươi. Quả thị chỉ rơi khi có lời ngọt ngào của bà hàng nước:
Thị ơi, thị hỡi
Thị rụng bị bà
Thị thơm bà ngửi
Chứ bà không ăn!
Chỉ sống với bà lão nhân hậu, Tấm mới trở lại làm người, gặp lại nhà vua và được trở về hoàng cung hưởng hạnh phúc và trừng trị mẹ con nhà Cám.
Có thể nói,Những lần chết đi, sống lại của Tấm, sự đấu tranh quyết liệt giành lấy hạnh phúc của Tấm phản ánh tính chất gay gắt, quyết liệt của cuộc chiến đấu giữa thiện với ác : Cái thiện không chịu chết một cách oan ức trong im lặng đã vùng dậy đấu tranh, còn cái ác tìm cách tiêu diệt cái thiệnđó chính là chân lý thiện ác. giống như ông cha ta đã từng nói:
Ở hiền gặp lành
Truyện cổ tích Tấm Cám cho ta thấy sức sống mãnh liệt , không bị tiêu diệt của cái thiện.Qua đó,nhân dân lao động muốn gửi gắm ý thức giành và giữ hạnh phúc bởi hạnh phúc chỉ thật sự bền chặt khi ta biết đấu tranh để bảo vệ nó. Vì vậy, nếu ban đầu, nhờ yếu tố kì ảo( Bụt, cá bống,…) Tấm có được hạnh phúc thì sau này, con chim vàng anh, xoan đào, quả thị không thay Tấm trong cuộc chiến đầu mà chỉ là nơi hóa thân, tạm ẩn mình để trở về đấu tranh với cái ác quyết liệt hơn.Sự hóa thân để trở về với cuộc đời của Tấm còn phản ánh ước mơ về công bằng xã hội. Người lương thiện không thể chết oan, phải được hạnh phúc, còn kẻ ác nhất định phải bị trừng phạt.Qua đó thể hiện triết lí dân gian : “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”.
ĐÂY LÀ MÌNH VIẾT TAY NHÉ MN.MÌNH CHƯA NGHĨ RA KB NÊN MN THÔNG CẢM Ạ