viết bài văn thuyết minh về Ngô Tất Tố và tác phẩm tức nước vỡ bờ

viết bài văn thuyết minh về Ngô Tất Tố và tác phẩm tức nước vỡ bờ

0 bình luận về “viết bài văn thuyết minh về Ngô Tất Tố và tác phẩm tức nước vỡ bờ”

  1.      Trong suốt dòng chảy của lịch sử văn học Việt Nam, hẳn ai trong chúng ta cũng luôn có ấn tượng với một tác giả và tác phẩm nào đó. Có bạn đọc thì thích nhà văn Nam Cao với tác phẩm “Lão Hạc”, bạn thì thích nhà văn Tô Hoài với tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”. Nhưng có lẽ, nhà văn Ngô Tất Tố và thi phẩm “Tắt đèn” được yêu mến hơn cả.

         Ngô Tất Tố sinh năm 1893, mất 1954, quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, ngoại thành Hà Nội). Ông xuất thân là một nhà nho gốc nông dân, là một “tay ngôn luận xuất sắc trong đám nhà Nho” (VũTrọng Phụng), và là nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về đề tài nông dân và nôngthôn trước cách mạng tháng Tám. Suốt cuộc đời cầm bút, Ngô Tất Tố luôn đứng về phía nhân dân, bênh vực những ngườinghèo khổ, vạch mặt bọn địa chủ, cường hào và quan lại tham lam, độc ác, thối nát, đã ápbức bóc lột nhân dân một cách vô cùng dã man. Tác phẩm của ông còn khám phá và pháthiện ở nhân dân lao động, nhất là người nông dân những đức tính tốt đẹp: thật thà, lương thiện, tiềm tàng sức mạnh phản kháng.- Tiểu thuyết “Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố, và cũng là một trongnhững tác phẩm xuất sắc của văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Vũ Trọng Phụng gọi là “ hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác”.

         Tắt đèn” là cuốn tiểu thuyết tiêu biểu của Ngô Tất Tố, cây bút truyện kí tiêu biểu của văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

         Tác phẩm có 26 chương mà chương XVIII là chương xảy ra xung đột cơ bản nhất của người nông dân với bọn cường hào ác bá trong làng. Qua “Tức nước vỡ bờ” (một đoạn trích của chương XVIII), Ngô Tất Tố đã vẽ lên bức tranh xã hội đương thời, một xã hội thối nát tàn bạo và bẩn thỉu ghê tởm. Cái xã hội thực dân phong kiến đã đày đoạ người nông dân đến đường cùng mà biểu hiện trong “Tức nước vỡ bờ” chính là tên cai lệ hông hách, tàn ác; bọn người nhà lý trưởng hèn yếu mà cũng dã man không kém. Chúng như những con chuột ma ranh cố mà đục, mà khoét. Từ những của cải vật chất nhỏ nhoi của người nông dân đến những người sức lực điền mạnh mẽ nay chỉ còn là những hơi tàn sức kiệt chúng vẫn không buông tha, vẫn “dai như đỉa” mà hành hạ.

         Thật vậy, nhà văn Ngô Tất Tố nói riêng và thi phẩm “Tắt đèn” sẽ sáng mãi trong lòng bạn đọc. Những công lao của ông sẽ luôn được chúng ta nhớ và khắc ghi mãi trong tim.

    Bình luận

Viết một bình luận