viết bài văn thuyết minh về tác phẩm chiếu rời đô,hịch tướng sĩ
và tác giả:trần quốc tuấn,lí công uẩn
(càng dài càng tốt)
0 bình luận về “viết bài văn thuyết minh về tác phẩm chiếu rời đô,hịch tướng sĩ
và tác giả:trần quốc tuấn,lí công uẩn
(càng dài càng tốt)”
Năm 1009, sau khi vị vua cuối cùng của triều Tiền Lê là Lê Long Đĩnh mất, triều Tiền Lê sụp đổ, lúc bấy giờ Lý Công Uẩn được triều thần tôn lên làm vua, lập ra nhà Lý. Năm 1010, Lý Công Uẩn đã viết Chiếu dời đô chiếu cáo triều thần, để dời đô về Thăng Long, mở đầu cho sự phát triển thịnh vượng của nhà Lý suốt 216 năm.
Lý Công Uẩn (974 – 1028) hay còn gọi là Lý Thái Tổ, quê ở Bắc Ninh, là người nhân ái, có chí lớn, lập được nhiều chiến công và khai sinh ra nhà Lý. Tác phẩm thuộc thể loại chiếu, là thể văn do vua viết dùng để ban bố các mệnh lệnh cho triều thần hoặc thần dân, thể hiện những tư tưởng lớn lao liên quan đến vận mệnh dân tộc, đất nước.
Mở đầu bài chiếu Lý Thái Tổ đưa các dẫn chứng “nhà Thương đến vưa Bàn Canh năm lần dời đô”, “nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô”, nhằm khẳng định việc dời đô vốn đã xuất hiện từ xa xưa, không phải chỉ riêng mình nước ta mới có, không phải do ông thích mà “tự tiện chuyển dời”. Để khẳng định việc dời đô là hoàn toàn đúng đắn Lý Công Uẩn tiếp tục đưa ra hàng loạt các mục đích cùng với lợi ích mà việc dời đô về Đại La đem lại. Lý do dời đô là để “mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu” chứ không vì tư lợi, hay hứng thú nhất thời. Lý Thái Tổ khéo léo dựa vào thiên mệnh “trên vâng mệnh trời”, sau là trưng cầu ý dân, nếu thuận lòng cả hai thì mới thay đổi để “vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh”. Ông chỉ ra rằng hai nhà Đinh, Lê vì “khinh thường mệnh trời”, không noi theo “dấu cũ” của hai nhà Thương, Chu nên mới có kết quả là vận nước ngắn ngủi, gây hao phí, nhân dân không được an cư lạc nghiệp. Hơn thế nữa cũng nói lên rằng thế lực hai nhà Đinh, Lê không đủ mạnh phải dựa vào địa hình đồi núi hiểm trở, nhưng nay nhà Lý thế nước đã lớn mạnh, Hoa Lư không còn thích hợp làm kinh đô nữa. Kết lại Lý Thái Tổ thể hiện lòng đau xót, thương cảm và lần nữa khẳng định “không thể không dời đổi” kinh đô về nơi khác phù hợp hơn.
phan tich bai chieu doi do cua li cong uan
Những bài Phân tích và nêu cảm nghĩ của em về bài “Chiếu dời đô” hay nhất
Sau phần lý lẽ chặt chẽ, sắc bén, giàu sức thuyết phục, về nguyên do và mục đích dời đô, Lý Công Uẩn đi vào phân tích về vùng đất Đại La nơi ông định dời đô về. Đầu tiên ông lật lại sử cũ, Đại La vốn là kinh đô của Cao Vương, một viên quan nhà Đường, giữ chức Đô hộ sứ ở Giao Châu (nước ta thời xưa) từ năm 864 đến năm 875. Về địa hình, Đại La là “trung tâm trời đất”, lại được cái hướng phía trước nhìn sông, phía sau được núi yểm trợ bao bọc, đất đai cao và thoáng. Xét về phong thủy thì “được cái thế rồng cuộn hổ ngồi”, đúng ngôi nam, bắc, đông, tây theo ngũ hành. Xét về văn hóa, chính trị thì là nơi “chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước”, là đầu mối giao thông, huyết mạch cho cả nước. Chung quy lại Đại La hầu như đã hội tụ đủ mọi yếu tố thuận lợi cho quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa, để trở thành “kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. Phần này vừa thể hiện được tình cảm nguyện vọng của nhà vua, vừa thấy được tầm nhìn chiến lược, rộng lớn có sự quan sát, nghiên cứu tỉ mỉ của một vị vua anh minh lỗi lạc. Ông không đưa ra các ý kiến chủ quan nửa vời, mà ý nào cũng chính xác, lý luận sắc bén, hợp tình, hợp lý, giàu sức thuyết phục.
Cuối bài nhà vua kết lại “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”, đây là lời trưng cầu ý kiến thể hiện sự anh minh, không áp đặt suy nghĩ cá nhân mà luôn lấy nhân dân xã tắc làm trọng, phải đủ cả ba yếu tố “thiên thời – địa lợi – nhân hòa” thì mới thành sự được, một đức tính cẩn thận, tỉ mẩn vô cùng đáng quý ở bậc minh quân.
Nghệ thuật chủ yếu của bài nằm ở việc tác giả đưa ra các dẫn chứng chính xác từ lịch sử, từ thực tế khách quan, thêm vào đó là lý luận chặt chẽ, sắc bén, cùng với cảm xúc của nhà vua được đưa vào một cách hợp lý, kết hợp hài hòa giữa lý và tình, điều đó giúp tăng thêm sức thuyết phục cho bài chiếu.
Chiếu dời đô phản ánh khát vọng dân tộc về một đất nước cường thịnh, tự do, độc lập. Đây là một áng văn cổ đầy độc đáo, sáng tạo của ông cha ta, ngôn ngữ của bậc đế vâng được thể hiện với đầy đủ sự uy nghi, trang trọng, đồng thời cũng thể hiện được tấm lòng thương yêu nhân dân, luôn dồn hết tâm tư vận mệnh đất nước, vận mệnh dân tộc của Lý Công Uẩn – vị minh quân có công sáng lập ra nhà Lý, và dời đô về Thăng Long, mở ra một trang sử phồn thịnh của dân tộc.
Năm 1009, sau khi vị vua cuối cùng của triều Tiền Lê là Lê Long Đĩnh mất, triều Tiền Lê sụp đổ, lúc bấy giờ Lý Công Uẩn được triều thần tôn lên làm vua, lập ra nhà Lý. Năm 1010, Lý Công Uẩn đã viết Chiếu dời đô chiếu cáo triều thần, để dời đô về Thăng Long, mở đầu cho sự phát triển thịnh vượng của nhà Lý suốt 216 năm.
Lý Công Uẩn (974 – 1028) hay còn gọi là Lý Thái Tổ, quê ở Bắc Ninh, là người nhân ái, có chí lớn, lập được nhiều chiến công và khai sinh ra nhà Lý. Tác phẩm thuộc thể loại chiếu, là thể văn do vua viết dùng để ban bố các mệnh lệnh cho triều thần hoặc thần dân, thể hiện những tư tưởng lớn lao liên quan đến vận mệnh dân tộc, đất nước.
Mở đầu bài chiếu Lý Thái Tổ đưa các dẫn chứng “nhà Thương đến vưa Bàn Canh năm lần dời đô”, “nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô”, nhằm khẳng định việc dời đô vốn đã xuất hiện từ xa xưa, không phải chỉ riêng mình nước ta mới có, không phải do ông thích mà “tự tiện chuyển dời”. Để khẳng định việc dời đô là hoàn toàn đúng đắn Lý Công Uẩn tiếp tục đưa ra hàng loạt các mục đích cùng với lợi ích mà việc dời đô về Đại La đem lại. Lý do dời đô là để “mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu” chứ không vì tư lợi, hay hứng thú nhất thời. Lý Thái Tổ khéo léo dựa vào thiên mệnh “trên vâng mệnh trời”, sau là trưng cầu ý dân, nếu thuận lòng cả hai thì mới thay đổi để “vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh”. Ông chỉ ra rằng hai nhà Đinh, Lê vì “khinh thường mệnh trời”, không noi theo “dấu cũ” của hai nhà Thương, Chu nên mới có kết quả là vận nước ngắn ngủi, gây hao phí, nhân dân không được an cư lạc nghiệp. Hơn thế nữa cũng nói lên rằng thế lực hai nhà Đinh, Lê không đủ mạnh phải dựa vào địa hình đồi núi hiểm trở, nhưng nay nhà Lý thế nước đã lớn mạnh, Hoa Lư không còn thích hợp làm kinh đô nữa. Kết lại Lý Thái Tổ thể hiện lòng đau xót, thương cảm và lần nữa khẳng định “không thể không dời đổi” kinh đô về nơi khác phù hợp hơn.
phan tich bai chieu doi do cua li cong uan
Những bài Phân tích và nêu cảm nghĩ của em về bài “Chiếu dời đô” hay nhất
Sau phần lý lẽ chặt chẽ, sắc bén, giàu sức thuyết phục, về nguyên do và mục đích dời đô, Lý Công Uẩn đi vào phân tích về vùng đất Đại La nơi ông định dời đô về. Đầu tiên ông lật lại sử cũ, Đại La vốn là kinh đô của Cao Vương, một viên quan nhà Đường, giữ chức Đô hộ sứ ở Giao Châu (nước ta thời xưa) từ năm 864 đến năm 875. Về địa hình, Đại La là “trung tâm trời đất”, lại được cái hướng phía trước nhìn sông, phía sau được núi yểm trợ bao bọc, đất đai cao và thoáng. Xét về phong thủy thì “được cái thế rồng cuộn hổ ngồi”, đúng ngôi nam, bắc, đông, tây theo ngũ hành. Xét về văn hóa, chính trị thì là nơi “chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước”, là đầu mối giao thông, huyết mạch cho cả nước. Chung quy lại Đại La hầu như đã hội tụ đủ mọi yếu tố thuận lợi cho quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa, để trở thành “kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. Phần này vừa thể hiện được tình cảm nguyện vọng của nhà vua, vừa thấy được tầm nhìn chiến lược, rộng lớn có sự quan sát, nghiên cứu tỉ mỉ của một vị vua anh minh lỗi lạc. Ông không đưa ra các ý kiến chủ quan nửa vời, mà ý nào cũng chính xác, lý luận sắc bén, hợp tình, hợp lý, giàu sức thuyết phục.
Cuối bài nhà vua kết lại “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”, đây là lời trưng cầu ý kiến thể hiện sự anh minh, không áp đặt suy nghĩ cá nhân mà luôn lấy nhân dân xã tắc làm trọng, phải đủ cả ba yếu tố “thiên thời – địa lợi – nhân hòa” thì mới thành sự được, một đức tính cẩn thận, tỉ mẩn vô cùng đáng quý ở bậc minh quân.
Nghệ thuật chủ yếu của bài nằm ở việc tác giả đưa ra các dẫn chứng chính xác từ lịch sử, từ thực tế khách quan, thêm vào đó là lý luận chặt chẽ, sắc bén, cùng với cảm xúc của nhà vua được đưa vào một cách hợp lý, kết hợp hài hòa giữa lý và tình, điều đó giúp tăng thêm sức thuyết phục cho bài chiếu.
Chiếu dời đô phản ánh khát vọng dân tộc về một đất nước cường thịnh, tự do, độc lập. Đây là một áng văn cổ đầy độc đáo, sáng tạo của ông cha ta, ngôn ngữ của bậc đế vâng được thể hiện với đầy đủ sự uy nghi, trang trọng, đồng thời cũng thể hiện được tấm lòng thương yêu nhân dân, luôn dồn hết tâm tư vận mệnh đất nước, vận mệnh dân tộc của Lý Công Uẩn – vị minh quân có công sáng lập ra nhà Lý, và dời đô về Thăng Long, mở ra một trang sử phồn thịnh của dân tộc.