viết bài văn và nêu cảm nhận của e về lòng yêu nước của tác giả qua đoạn văn sau:”Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắ

viết bài văn và nêu cảm nhận của e về lòng yêu nước của tác giả qua đoạn văn sau:”Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xẻ thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.”
mọi người giúp e với ạ e đg cần gấp vì 1 chút nx e thi rùi ạ e cảm ơn mọi người nhiều

0 bình luận về “viết bài văn và nêu cảm nhận của e về lòng yêu nước của tác giả qua đoạn văn sau:”Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắ”

  1. Văn bản “Hịch tướng sĩ” của tác giả Trần Quốc Tuấn đã làm rõ tâm trạng của Trần Quốc Tuấn. Bởi lòng quyết sinh, xả thân mình để cứu nước cứu dân mà tâm trạng của ông hiện lên rõ với những cay đắng, khổ cực. “Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”, thành ngữ chỉ tâm trạng vô cùng đau xót, vất vả. Anh hùng muốn được phơi thân mình, muốn được xả thịt lột ra trước mắt quân thù với một tâm trạng hồ hởi, mạnh m,ẽ ý chí kiên cường bảo vệ nhân dân. Chỉ muốn căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan mà uống máu quân thù giặc. Cố gắng đem mình đương đầu với chiến tranh hy sinh và bảo vệ đất nước. Bởi cái lol lắm thậm tệ mà tâm trạng của ông ngày càng suy sụp, nhưng tinh thần thì luôn được xứng đáng. Y chí đấu tranh chống quân thù luôn là một niềm hy vọng lớn lao của các vị anh hùng và hàng nghìn người dân chờ đợi. Trần Quốc Tuấn xứng đáng là một vị anh hùng dân tộc, là gương sáng cho muôn vàn thế hệ con người kính trọng và noi theo. Thật đáng khâm phục!

    **Cho mình xin câu trả lời hay nhất đc k. Mình tự làm đó ạ. Don’t mạng**

    #Creative Team Name

    Bình luận
  2. Sau khi tố cáo tội ác củạ giặc, Trần Quốc Tuấn đã bày tỏ lòng yêu nước, căm thù giặc của mình, có thể xem đây là đoạn văn hay nhất của bài hịch: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa được xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.” Nỗi đau trước cảnh nước mất nhà tan được diễn tả thống thiết: quên ăn, mất ngủ, lòng đau như dao cắt, nước mắt đầm đìa. Uất hận trào dâng đến cực điểm khi tác giả bộc lộ thái độ của mình đối với kẻ thù: chỉ căm tức chưa được xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Vị tướng đã tự xác định một tinh thần hi sinh hết mình cho đất nước: Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. Qua đoạn văn này, hình tượng người anh hùng yêu nước, sẵn sàng xả thân vì đất nước được khắc hoạ rõ nét. Những lời tâm huyết, gan ruột của vị tướng có sức lay động mạnh mẽ, truyền cho tướng sĩ tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sục sôi và một thái độ xả thân, chấp nhận hi sinh vì non sông xã tắc.

    Chẳng những vậy, tấm lòng yêu nước của vị đại tướng đáng kính còn được thể hiện sâu đậm qua tấm lòng của một chủ tướng đối với binh lính của mình: “Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, (…) lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười.” Đó thật là tấm lòng phụ tử đáng cảm động vậy!

    Có thể nói, tấm lòng yêu nước của các tác giả được thể hiện qua hai văn bản “Chiếu dời đô” của Lí Thái Tổ, “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn” rất đa dạng, nhiều vẻ khác nhau song đều tựu chung ở mong muốn đất nước an bình, phát triển trù phú. Tấm lòng đó chẳng những được thể hiện một cách cảm động qua hai văn bản mà còn được hai nhà lãnh đạo kì tài chứng minh bằng những đóng góp thực tiễn cho lịch sử phát triển hào hùng của dân tộc.

    Bình luận

Viết một bình luận