viết cảm nghĩ về bài thơ ông đồ ko chép mạng 5sao

viết cảm nghĩ về bài thơ ông đồ ko chép mạng 5sao

0 bình luận về “viết cảm nghĩ về bài thơ ông đồ ko chép mạng 5sao”

  1. “Mỗi năm hoa đào nở
    Lại thấy ông đồ già
    Bày mực tàu giấy đỏ
    Bên phố đông người qua.

    Bao nhiêu người thuê viết
    Tấm tắc ngợi khen tài
    Hoa tay thảo những nét
    Như phượng múa rồng bay.”

      Đọc bài thơ hoài cảm của nhà thơ Vũ Đình Liên về một thời đại đã qua, một nét đẹp văn hóa xa xưa mỗi khi tết đến xuân về, lòng lại chợt bâng khuâng nhớ lại tuổi ấu thơ, mình vẫn còn được may mắn nhìn thấy ông Đồ già “Bầy mực tầu giấy đỏ” trong những phiên chợ tết vùng quê, nhưng ở thời đại của Vũ Đình Liên hình ảnh ông Đồ già đã là hình ảnh cuối cùng của nền Nho học từng tồn tại trong suốt một ngàn năm phong kiến Việt Nam. Thời kỳ mà Nho học và Đạo Khổng với các tư tưởng của Khổng Tử được phát triển thành một hệ thống triết học làm nền tảng chính trị cho sự cai trị của Nhà nước phong kiến, ở thời kỳ đó từ nông thôn đến thành thị cứ mỗi độ xuân về, những gia đình đều mong muốn cho con mình phải cố gắng học hành để sau này đỗ đạt thành danh làm rạng rỡ tổ tiên, họ thường dẫn các con mình đến nhà các ông Đồ có danh tiếng trong vùng để xin chữ đầu năm, qua đó cũng mong muốn giáo dục và nhắc nhở các con tính hiếu học, ý trí phấn đấu vươn lên trong cuộc sống qua ý nghĩa của câu đối hoặc các chữ có ý nghĩa mà mình tâm niệm như: Nhẫn, Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Tâm, Đức rồi Phúc, Lộc, Thọ, Trường đến  Hanh thông, Phong thuận vũ hòa…Nhưng đó là thời xa xưa rồi, tưởng rằng nét đẹp văn hóa ấy đã đi vào quên lãng.

    Những năm gần đây khi mà xã hội phát triển, kinh tế đủ đầy nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần cũng cao hơn, những di tích được phục dựng lại và bảo tồn, các lễ hội văn hóa được khôi phục cùng những nét đẹp văn hóa truyền thống được duy trì làm phong phú thêm đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt. Một trong những nét đẹp văn hóa thể hiện tôn sư, trọng đạo cũng như tinh thần hiếu học của người Việt đó là tục “xin chữ” đầu năm đã dần xuất hiện trở lại trong các lễ hội như ở Văn Miếu, Hà Nội;

      Đền Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, TP.Hải Phòng)…và cũng xuất hiện “Phố ông Đồ” mọc lên tự phát gần các khu di tích. Khởi đầu chỉ có mươi, mười lăm người đến viết chữ, hay nói một cách chính xác là đến bán chữ lấy tiền. Thế rồi, cho đến nay những nơi đó đã “quy tụ” có đến hàng chục “ông Đồ già, ông Đồ trẻ”. Có những người là “Đồ thật” bởi họ học cao, hiểu rộng, biết nhiều, có giao du với các nhà thư pháp Trung Quốc, Nhật Bản, họ thông kim bác cổ và họ hiểu tường tận gốc tích, ý nghĩa của từng chữ mà người dân hay đến xin, mua. Nhưng cũng có những ông Đồ chữ nghĩa lỗ mỗ, số từ có thể viết được có lẽ không đến 50. Và tục xin chữ đầu năm này nó đã bị thương mại hóa, nó xuất hiện thêm những ông Đồ rởm, nghĩa là những ông Đồ này có khi không bao giờ là thầy giáo cả vì số lượng sinh viên theo ngành Nho học hiện nay không có nhiều, thì số lượng giáo viên có kiến thức về Nho học và biết viết, thông hiểu về chữ Hán cũng không nhiều, họ chỉ biết viết một số chữ thông dụng mà mọi người muốn mua.

    Vì vậy cứ vào dịp trước Tết và sau Tết, trong các lễ hội đầu năm ở những nơi có di tích đền thờ các danh nhân, hiền triết thời kỳ hưng thịnh của nền Nho học nước nhà như danh nhân Chu Văn An, Trạng trình Nguyễn Bình Khiêm…thường hình thành các chợ chữ. Những ông Đồ có kiến thức, được tuyển chọn thì được Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch bố trí vào chợ chữ ở bên trong khu di tích văn hóa, còn những ông Đồ tự do thì tự phát họp chợ ăn theo ở bên ngoài khu di tích, họ cạnh tranh ra “tái chiếm” vỉa hè gần khu di tích. Và thế là, những ông Đồ nào nghiêm chỉnh chấp hành vào một khu quy đinh ngồi viết chữ thì lâm vào cảnh đìu hiu, vắng khách, còn những ông Đồ nào nhanh chân chiếm được vỉa hè thì đúng là “được mùa”. Và có những ông Đồ hành nghề không đúng nơi quy định của Ban quản lý di tích đã bị Ban quản lý đến đập phá gian hàng, đập nghiên, xé giấy, bẻ bút và chửi bới ông trước mặt những du khách đến du xuân tại đây.

      Dẫu biết rằng xin chữ đầu năm là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam ta, nhưng thấy những cảnh mua bán chữ hiện nay mới thấy thật khốn khổ cho những người đến đây mua chữ. Người mua thì đã chẳng hiểu về chữ(Vâng tất nhiên, không phải là tất cả). Người bán thì cũng chẳng mấy người am tường ngữ nghĩa, điển tích của nhiều chữ mà đa phần giảng giải theo cách hiểu, cách nghĩ của thị dân. Đọc bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên, chúng ta càng cảm thấy xót xa cho những ông Đồ chân chính, có thực tài. Câu thơ cuối của nhà thơ như đánh thức dậy trong tiềm thức sâu xa của mỗi người dân Việt những nỗi niềm vọng tưởng, đánh thức dậy nỗi ân hận, day dứt nhưng cũng đồng thời nhắc nhở mọi người đừng quên lãng đi quá khứ, lãng quên đi lòng yêu nước và văn hoá dân tộc.

    “Năm nay đào lại nở
    Không thấy ông đồ xưa
    Những người muôn năm cũ
    Hồn ở đâu bây giờ?”

    Bình luận

Viết một bình luận