Viết cấu hình electron của các nguyên tử X, Y, Z và lập luận cho biết X, Y, Z thuộc loại nào(kim loại, phi kim hay khí hiếm)? a. Y có 3 lớp electron,

By Piper

Viết cấu hình electron của các nguyên tử X, Y, Z và lập luận cho biết X, Y, Z thuộc loại nào(kim loại, phi kim hay khí hiếm)?
a. Y có 3 lớp electron, lớp thứ 3 có 8 electron
b. Cation $Z^{2+}$ có phân lớp ngoài cùng là $3p^{6}$
c. Các ion $A^{2+}$ $B^{+}$ $X^{-}$ $Y^{2-}$ đều có cấu hình electron của khí hiếm Ar(Z=18). Viết cấu hình electron của nguyên tử ứng với các ion trên.
d. Viết các cấu hình electron có thể có của nguyên tử R biết R có lớp electron ngoài cùng là $4s^{1}$

0 bình luận về “Viết cấu hình electron của các nguyên tử X, Y, Z và lập luận cho biết X, Y, Z thuộc loại nào(kim loại, phi kim hay khí hiếm)? a. Y có 3 lớp electron,”

  1. a) Y có 3 lớp electron; lớp thứ 3 có 8e.

    Cấu hình e của Y là \(1{s^2}{\text{ 2}}{{\text{s}}^2}2{p^6}{\text{ 3}}{{\text{s}}^2}3{p^6}\)

    Y có 8e ngoài cùng nên là khí hiếm.

    b)

    Cấu hình e của cation \({Z^{2 + }}\) là \(1{s^2}{\text{ 2}}{{\text{s}}^2}2{p^6}{\text{ 3}}{{\text{s}}^2}3{p^6}\)

    Vậy cấu hình e của Z là: \(1{s^2}{\text{ 2}}{{\text{s}}^2}2{p^6}{\text{ 3}}{{\text{s}}^2}3{p^6}{\text{ 4}}{{\text{s}}^2}\)

    Z là nguyên tố s, có 2 e ngoài cùng nên thuộc nhóm IIA, là kim loại.

    c)

    Cấu hình e của Ar là: 

    \(1{s^2}{\text{ 2}}{{\text{s}}^2}2{p^6}{\text{ 3}}{{\text{s}}^2}3{p^6}\)

    +Cấu hình e của A phải là :

    \(1{s^2}{\text{ 2}}{{\text{s}}^2}2{p^6}{\text{ 3}}{{\text{s}}^2}3{p^6}{\text{ 4}}{{\text{s}}^2}\)

    A là nguyên tố s, có 2 e ngoài cùng nên thuộc nhóm IIA, là kim loại.

    +Cấu hình e của B là:

    \(1{s^2}{\text{ 2}}{{\text{s}}^2}2{p^6}{\text{ 3}}{{\text{s}}^2}3{p^6}{\text{ 4}}{{\text{s}}^1}\)

    B là nguyên tố s, có 1 e ngoài cùng nên thuộc nhóm IA, là kim loại.

    +Cấu hình e của X là:

    \(1{s^2}{\text{ 2}}{{\text{s}}^2}2{p^6}{\text{ 3}}{{\text{s}}^2}3{p^5}{\text{ }}\)

    X là nguyên tố p; có 7e lớp ngoài nên nhóm VIIA, là phi kim.

    +Cấu hình e của Y là:

    \(1{s^2}{\text{ 2}}{{\text{s}}^2}2{p^6}{\text{ 3}}{{\text{s}}^2}3{p^4}{\text{ }}\)

    Y là nguyên tố p, có 6e lớp ngoài nên thuộc nhóm VIA, là phi kim.

    d)

    Cấu hình e của R có thể là:

    \(1{s^2}{\text{ 2}}{{\text{s}}^2}2{p^6}{\text{ 3}}{{\text{s}}^2}3{p^6}\;{\text{4}}{{\text{s}}^1}{\text{ }}\)

    \(1{s^2}{\text{ 2}}{{\text{s}}^2}2{p^6}{\text{ 3}}{{\text{s}}^2}3{p^6}3{d^5}\;{\text{4}}{{\text{s}}^1}{\text{ }}\)

    \(1{s^2}{\text{ 2}}{{\text{s}}^2}2{p^6}{\text{ 3}}{{\text{s}}^2}3{p^6}3{d^{10}}\;{\text{4}}{{\text{s}}^1}{\text{ }}\)

    Các trường hợp này đều là kim loại.

    Trả lời

Viết một bình luận