viết công thức,phân loại,tên gọi:oxit,axit,bazơ,muối

viết công thức,phân loại,tên gọi:oxit,axit,bazơ,muối

0 bình luận về “viết công thức,phân loại,tên gọi:oxit,axit,bazơ,muối”

  1. Công thức tổng quát của oxit là MxOy. Trong đó: gồm có kí hiệu hóa học của oxi O kèm theo chỉ số y và kí hiệu hóa học của nguyên tố M và M có hoá trị n.

    Theo quy tắc hoá trị, ta có: II x y = n x x.

    PHÂN LOẠI OXIT

    Oxit được chia thành 2 loại chính là oxit axit và oxit bazo.

    Oxit axit

    Oxit axit thường là oxit của phi kim, khi cho oxit tác dụng với nước thì thu được một axit tương ứng.

    Ví dụ:

    • CO2: axit tương ứng là axit cacbonic H2CO3
    • SO2: axit tương ứng là axit sunfuric H2SO4
    • P2O5: axit tương ứng là axit phophoric H3PO4

    Oxit bazơ

    Oxit bazơ thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.

    Ví dụ:

    • CaO: bazơ tương ứng là canxi hidroxit Ca(OH)2
    • CuO: bazơ tương ứng là đồng hidroxit Cu(OH)2
    • Fe2O3: bazơ tương ứng là Fe(OH)3
    • Na2O : bazơ tương ứng là NaOH

    Công thức hóa học của axit

    – CTHH của axit gồm 1 hay nhiều nguyên tử H và gốc axit.

    – Ví dụ:

    • CTHH của axit cohidric: HCl
    • CTHH của axit cacbonic: H2CO3
    • CTHH của axit photphoric: H3PO4

    Phân loại axit

    – Dựa vào thành phần phân tử, axit được chia làm 2 loại:

    • Axit có oxi: H2CO3, HNO3, H2SO4, H3PO
    • Axit không có oxi: HCl, H2S, HCN, HBr…

     Cách gọi tên axit

    a) Axit có oxi

    – Axit có nhiều nguyên tử oxi: Tên axit = axit + tên phi kim + ic

    Ví dụ:

    • HNO3: axit nitric → (-NO3: nitrat)
    • H2SO4: axit sunfuric → (=SO4: sunfat)
    • H3PO4: axit phophoric → (≡PO4: photphat)

    – Axit có ít nguyên tử oxi: Tên axit = axit + tên phi kim + ơ

    Ví dụ:

    • H2SO3: axit sunfurơ → (=SO3: sunfit)

    b) Axit không có oxi

    Tên axit = tên phi kim + hidric

    Ví dụ:

    • HCl: axit clohidric → (-Cl: clorua)
    • H2S: axit sunfuhidric → (-S: sunfua)

    Công thức hóa học của bazo

    – CTHH của bazo gồm 1 nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).

    – Do nhóm hidroxit có hóa trị I nên số nhóm -OH của bazo bằng hóa trị của kim loại đó.

    Phân loại bazo

    – Dựa vào tính tan, bazo được chia làm 2 loại:

    • Bazo tan trong nước: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2
    • Bazo không tan trong nước: Cu(OH)2, Fe(OH)2, Zn(OH)2, Mg(OH)2

     Cách gọi tên bazo

    – Tên bazo được gọi như sau:

    Tên bazơ = tên kim loại (kèm theo hóa trị với kim loại nhiều hóa trị) + hidroxit

    Ví dụ:

    • NaOH: natri hidroxit
    • KOH: kali hidroxit
    • Zn(OH)2: Kẽm hidroxit
    • Fe(OH)2: Sắt (II) hidroxit

     Công thức hóa học của muối

    – CTHH của muối gồm 2 phần: kim loại và gốc axit

    – Ví dụ:

    • Muối K2CO3: gồm kim loại K và gốc axit =CO3
    • Muối Ba(HCO3)2: gồm kim loại Ba và 2 gốc axit -HCO3

     Phân loại muối

    – Dựa vào thành phần, muối được chia làm 2 loại:

    • Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử H có thể thay thể bằng một nguyên tử kim loại. Ví dụ: NaNO3, Na2SO4, CaCO3
    • Muối axit: là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Hóa trị của gốc axit = số nguyên tử H đã được thay thế. Ví dụ: NaHCO3, NaHSO4, Na2HPO4

     Cách gọi tên muối

    – Tên muối được gọi như sau:

    Tên muối =tên kim loại (kèm theo hóa trị với kim loại nhiều hóa trị) + gốc axit

    – Ví dụ:

    • NaCl: Natri clorua
    • K2SO4: Kali sunfat
    • Fe(NO3)3: Sắt (III) nitrat
    • Ca(HCO3)2: Canxi hidrocacbonat
    Bình luận
  2. – Oxit:

    + Công thức: Chung MxOy 

    + Phân loại: Gồm 2 loại chính: Oxit axit và Oxit bazo

    + Tên gọi:

    · Tên nguyên tố + oxit

    · Tên kim loại + oxit

    · Tên phi kim + oxit

    – Axit:

    + Công thức: Chung HbA

    + Phân loại: Gồm 2 loại: Axit có oxi và Axit không có oxi

    + Tên gọi:

    · Axit có oxi: axit + tên phi kim + hiđric

    · Axit không có oxi: axit + tên phi kim + ic

    · Axit có ít nguyên tử oxi: axit + tên phi kim + ơ

    – Bazơ:

    + Công thức: Chung M(OH)n

    + Phân loại: Gồm 2 loại: Bazơ tan được trong nước và Bazơ không tan được trong nước

    + Tên gọi: Tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + hidroxit

    – Muối 

    + Công thức: Chung MxAy

    + Phân loại: Gồm 2 loại: Muối trung hòa và muối axit

    + Tên gọi: Tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + tên gốc axit

    Mình gửi bài nha!

    Mukuro

     

    Bình luận

Viết một bình luận