viết đoạn văn (10-12 câu) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ thứ 2 trong văn bản Quê hương của tác giả Tế Hanh, trong đó có sử dụng câu cảm thán

By Charlie

viết đoạn văn (10-12 câu) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ thứ 2 trong văn bản Quê hương của tác giả Tế Hanh, trong đó có sử dụng câu cảm thán

0 bình luận về “viết đoạn văn (10-12 câu) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ thứ 2 trong văn bản Quê hương của tác giả Tế Hanh, trong đó có sử dụng câu cảm thán”

  1. Trong bài thơ “Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh tôi thích nhất khổ thơ 2. Câu đầu của đoạn 2 nói đến thời gian người dân chài đi bắt cá là vào sáng sớm. Với một điều kiện là gió nhẹ, trời trong,…  Ở  đây con người khỏe mạnh, hăng say biết bao!. Tác giả Tế Hanh đã dùng nghệ thuật so sánh và động từ mạnh “phăng, mạnh mẽ” để làm nổi bật vẻ đẹp của con thuyền. Cánh buồm được tác giả so sánh, ẩn dụ với mảnh hồn làng. Khổ thơ 2 đã  đc tác giả làm nổi bật hình ảnh quen thuộc bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng. Phong cảnh thiên nhiên ở làng chài tươi sáng. Nó vừa là 1 bức tranh vừa đẹp, vừa là bức tranh lao động đầy phấn khởi và dạt dào sức sống. 

    Trả lời
  2. Khổ thơ thứ hai trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã để lại trong ta muôn vàn xúc cảm. Tác giả đã vẽ ra bức tranh vô cùng sinh động về cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi. Con người lao động bắt đầu công việc của mình trong thời gian “Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng” – lúc bình minh đang lên cũng là lúc họ chuẩn bị cho mình tinh thần, sức sống và khí thế tiến bước. Bức tranh buổi sớm làm hình ảnh con thuyền ‘Như tuấn mã, vượt trường gian” thi vị và cũng vô cùng lãng mạn. So sánh, nhân hóa được Tế Hanh sử dụng thật chính xác khi khắc họa vẻ đẹp của con thuyền, vẻ đẹp của con người lao động.  Chao ôi, sau câu chữ, ta dường như mường tượng được sức sống, khí thế ngập tràn của họ và vô cùng khâm phục, vô cùng yêu thương! Khai thác triệt để động từ mạnh như “phăng”, “vượt”, nhà thơ cho ta hiểu hơn về tư thế, hào khí của những con thuyền làm chủ biển khơi, những con người vươn mình để ước vọng về một cuộc sống ấm no, đủ đầy. Câu thơ với hình ảnh “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng” đã sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ vô cùng thành công. Tế Hanh đã hình tượng hóa mảnh hồn làng ccùng với  những ước mơ khát vọng của những người dân làng chài. Biện pháp nhân hóa qua từ “rướn” , “thâu góp” làm cho con thuyền trở nên sinh động và mang trong mình sức mạnh lớn lao vượt lên mọi áp lực, khó khăn. Với tình yêu quê hương nồng nàn, với tình cảm nồng thắm, đôn hậu, hồn thơ Tế Hanh đã vẽ lên khung cảnh làng quê chài lưới với biết bao yêu thương, trân trọng. 

    Câu cảm thán: câu in đậm. 

    Trả lời

Viết một bình luận