viết đoạn văn 10 đến 12 câu phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ bánh trôi nước trong đoạn văn có sử dụng từ trái nghĩa ,quan hệ từ
viết đoạn văn 10 đến 12 câu phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ bánh trôi nước trong đoạn văn có sử dụng từ trái nghĩa ,quan hệ từ
Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt trong văn học Việt Nam được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”. Thơ của bà rất độc đáo với phong cách thơ châm biếm sâu cay đồng thời cũng rất giản dị, mộc mạc trong hình ảnh. “Bánh trôi nước” là một bài thơ như vậy. Nhà thơ mượn hình ảnh nhỏ bé của chiếc bánh trôi nước đê nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, một xã hội không bình đẳng đầy áp bức bất công.
Tác giả mở đầu bài thơ bằng mô tip ca dao quen thuộc:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
“Thân em…” là mở mở đầu của biết bao câu ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Ở đây, trong hoàn cảnh cụ thể của bài thơ, “thân em” được ví với chiếc bánh trôi nước “vừa trắng lại vừa tròn”. Tác giả mượn hình ảnh mộc mạc của chiếc bánh trôi nước nhỏ bé để nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ. Họ không chỉ có vẻ đẹp về hình thức mà còn trắng trong trong tâm hồn và trịa về nhân phẩm. Chỉ qua một câu thơ thôi tác giả đã cho ta thấy được đánh giá cũng như quan điểm của mình về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ.
Câu thơ tiếp theo:
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Hình ảnh người phụ nữ hoàn hảo như thế nhưng số phận họ ra sao? “Ba chìm bảy nổi” ở đây là một hình ảnh được tác giả vận dụng rất hay, rất hợp lí để nói về số phận của những người phụ nữ. Trong xã hội cũ, họ chẳng là gì cả, không được tự quyết định về số phận của mình, chỉ biết sống vì người khác theo quan niệm tam tòng tứ đức. Cuộc sống của họ lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước vậy.
Ở câu thơ thứ ba:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Ở đây tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ rất tài tình. Nó nói lên sự phụ thuộc của người phụ nữ. Dù số phận có ra sao người phụ nữ cũng phải cam chịu không được phản kháng, không được tự định đoạt. Đó là một đạo lí rất vô lí trong xã hội cũ, nhằm trói buộc những người phụ nữ chân yếu tay mềm.
Câu thơ cuối
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.
Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.
THân phận, vẻ đẹp của người phụ nữ xưa đã được khắc họa rất chân thực, sống động qua chiếc bánh trôi trong bài “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. Đọc bài thơ, chúng ta được đến với nhiều miền tâm trạng, cảm xúc. HÌnh ảnh chiếc bánh trôi chính là ẩn dụ cho người phụ nữ xinh đẹp, giàu đức tính nhưng cuộc đời thì lắm éo le, ngang trái. Vẻ đẹp “trắng, tròn” ấy làm ta không thể không yêu, không thích. Nhưng cái đẹp trong một xã hội phong kiến thì chẳng có nghĩa lí khi cuộc đời chỉ là “bảy nổi ba chìm”. Sự chìm nổi lênh đênh ấy làm ta đau xót, làm ta thương cảm cho người phụ nữ xưa. Cả cuộc đời của họ sống trong sự phụ thuộc, trong sự tác động của người đời. Nhưng cao quý, đáng trân hơn cả là họ vẫn mãi giữ tấm lòng son trong sạch. Cái đẹp của người phụ nữ làm ta thêm yêu, thêm quý và hơn cả là thương cảm cho những tủi nhục của đời họ. Nhà thơ đã nói về chiếc bánh trôi ấy, nói về thân phận mình, thân phận của bao người phụ nữ. Trong cuộc đời chỉ có những đau thương, hạnh phúc với họ xa vời. Tiếng than cất lên cũng như một sự khẳng định cho muôn ngàn cay đắng ở đời của họ.