Viết đoạn văn 12 câu làm sáng tỏ câu chủ đề “Bác hồ là người vừa có thị sĩ và chiến sĩ trong bài rằm tháng giêng
0 bình luận về “Viết đoạn văn 12 câu làm sáng tỏ câu chủ đề “Bác hồ là người vừa có thị sĩ và chiến sĩ trong bài rằm tháng giêng”
Bài thơ “Nguyên tiêu” (Rằm tháng giêng) là một trong những bài thơ nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài thơ đã khắc họa được khung cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng cũng như qua đó bày tỏ tấm lòng yêu nước sâu nặng của Người:
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên; Yên ba thâm xứ đàm quân sự, Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Có lẽ hình ảnh ánh trăng không còn xa lạ gì trong thơ ca. Ta đã từng bắt gặp ánh trăng nhớ trong thơ Lý Bạch:
Sàng tiền minh nguyệt quang, Nghi thị địa thượng sương. Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương. (Đầu giường ánh trăng rọi, Ngỡ mặt đất phủ sương. Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương)
Ánh trăng trong thơ Lý Bạch dường như mang nỗi nhớ về quê hương. Còn trong “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh, ánh trăng lại mang một ý nghĩa khác.
Nhà thơ đã xây dựng hình ảnh ánh trăng trong một đêm rằm tháng giêng với vẻ đẹp “nguyệt chính viên” – đó là lúc trăng ở vào độ tròn đầy và sáng nhất. Ánh trăng trong đêm rằm vốn đã đẹp nhưng ánh trăng trong đêm rằm tháng giêng lại đẹp hơn cả. Không chỉ vậy, sắc xuân từ ánh trăng giống như đang bao trùm lên mọi cảnh vật khiến cho “sông xuân”, “nước xuân” và “trời cũng thêm xuân”. Từ “xuân” được điệp lại tới ba lần như muốn khẳng định sắc xuân đang lan tỏa khắp không gian. Không gian ấy mở rộng ra cả ba chiều: chiều cao, chiều rộng và chiều sâu làm cho cảnh vật thiên nhiên trở nên rộng lớn hơn chứ không bó hẹp. Sự nối tiếp giữa “sông xuân”, “nước xuân” và “trời xuân” cũng gợi ra vẻ đẹp giao hòa giữa bầu trời và mặt đất đều tràn ngập ánh trăng.
Trong bức tranh thiên nhiên đầy thơ mộng đó, người chiến sĩ cách mạng vẫn không quên đi một nhiệm vụ quan trọng. Những năm tháng chiến tranh, mọi công việc hoạt động cách mạng đều phải diễn ra một cách âm thầm và kín đáo. Chính vì vậy, những người chiến sĩ cách mạng đã lựa chọn thời điểm trong đêm khuya để bàn bạc việc quân việc nước. Vì quá say sưa bàn luận mà họ dường như quên mất đi thời gian, để đến khi công việc đã xong xuôi mới nhận ra đêm đã khuya. Và ánh trăng lúc này cũng là sáng nhất. Hình ảnh “con thuyền” ẩn dụ cho sự thắng lợi của cách mạng. Con thuyền chứa đầy ánh trăng giống như thắng lợi của cách mạng không còn xa nữa. Đó chính là niềm tin của Bác Hồ vào sự nghiệp đấu tranh của dân tộc.
Như vậy, bài thơ “Rằm tháng giêng” đã khắc họa được bức tranh thiên nhiên trong đêm rằm tháng giêng đầy thơ mộng cùng tình yêu nước sâu sắc của Hồ Chí Minh. Không chỉ vậy, người đọc cũng thấy được một tâm hồn thi sĩ đầy tinh tế nhạy cảm của Bác Hồ.
Bài thơ “Nguyên tiêu” (Rằm tháng giêng) là một trong những bài thơ nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài thơ đã khắc họa được khung cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng cũng như qua đó bày tỏ tấm lòng yêu nước sâu nặng của Người:
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Có lẽ hình ảnh ánh trăng không còn xa lạ gì trong thơ ca. Ta đã từng bắt gặp ánh trăng nhớ trong thơ Lý Bạch:
Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.
(Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương)
Ánh trăng trong thơ Lý Bạch dường như mang nỗi nhớ về quê hương. Còn trong “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh, ánh trăng lại mang một ý nghĩa khác.
Nhà thơ đã xây dựng hình ảnh ánh trăng trong một đêm rằm tháng giêng với vẻ đẹp “nguyệt chính viên” – đó là lúc trăng ở vào độ tròn đầy và sáng nhất. Ánh trăng trong đêm rằm vốn đã đẹp nhưng ánh trăng trong đêm rằm tháng giêng lại đẹp hơn cả. Không chỉ vậy, sắc xuân từ ánh trăng giống như đang bao trùm lên mọi cảnh vật khiến cho “sông xuân”, “nước xuân” và “trời cũng thêm xuân”. Từ “xuân” được điệp lại tới ba lần như muốn khẳng định sắc xuân đang lan tỏa khắp không gian. Không gian ấy mở rộng ra cả ba chiều: chiều cao, chiều rộng và chiều sâu làm cho cảnh vật thiên nhiên trở nên rộng lớn hơn chứ không bó hẹp. Sự nối tiếp giữa “sông xuân”, “nước xuân” và “trời xuân” cũng gợi ra vẻ đẹp giao hòa giữa bầu trời và mặt đất đều tràn ngập ánh trăng.
Trong bức tranh thiên nhiên đầy thơ mộng đó, người chiến sĩ cách mạng vẫn không quên đi một nhiệm vụ quan trọng. Những năm tháng chiến tranh, mọi công việc hoạt động cách mạng đều phải diễn ra một cách âm thầm và kín đáo. Chính vì vậy, những người chiến sĩ cách mạng đã lựa chọn thời điểm trong đêm khuya để bàn bạc việc quân việc nước. Vì quá say sưa bàn luận mà họ dường như quên mất đi thời gian, để đến khi công việc đã xong xuôi mới nhận ra đêm đã khuya. Và ánh trăng lúc này cũng là sáng nhất. Hình ảnh “con thuyền” ẩn dụ cho sự thắng lợi của cách mạng. Con thuyền chứa đầy ánh trăng giống như thắng lợi của cách mạng không còn xa nữa. Đó chính là niềm tin của Bác Hồ vào sự nghiệp đấu tranh của dân tộc.
Như vậy, bài thơ “Rằm tháng giêng” đã khắc họa được bức tranh thiên nhiên trong đêm rằm tháng giêng đầy thơ mộng cùng tình yêu nước sâu sắc của Hồ Chí Minh. Không chỉ vậy, người đọc cũng thấy được một tâm hồn thi sĩ đầy tinh tế nhạy cảm của Bác Hồ.