viết đoạn văn 12 câu phân tích khổ cuối bài mùa xuân nho nhỏ , trong đoạn có 1 thuật ngữ và thành phần phụ chú ,gạch chân chú thích thuật ngữ và thành

By Sadie

viết đoạn văn 12 câu phân tích khổ cuối bài mùa xuân nho nhỏ , trong đoạn có 1 thuật ngữ và thành phần phụ chú ,gạch chân chú thích thuật ngữ và thành phần phụ chú.

0 bình luận về “viết đoạn văn 12 câu phân tích khổ cuối bài mùa xuân nho nhỏ , trong đoạn có 1 thuật ngữ và thành phần phụ chú ,gạch chân chú thích thuật ngữ và thành”

  1. Khổ thơ cuối là tiếng hát yêu thương:

    Mùa xuân ta xin hát
    Câu Nam ai, Nam bình
    Nước non ngàn dặm mình
    Nước non ngàn dặm tình
    Nhịp phách tiền đất Huế.

    Nam ai và Nam bình là hai điệu dân ca Huế rất nổi tiếng mấy trăm năm nay. Phách tiền là một nhạc cụ dân tộc để điểm nhịp cho lời ca, tiếng đàn tranh, đàn tam thập lục. Câu thơ “Mùa xuân ta xin hát” diễn tả niềm khao khát bồi hồi của nhà thơ đối với quê hương yêu dấu buổi xuân về. Quê hương đất nước trải dài ngàn dặm, chứa chan tình yêu thương. Đó là “ngàn dặm mình”, “ngàn dặm tình” đối với non nước và xứ Huế quê mẹ thân thương! Câu thơ của người con đất Huế quả là “dịu ngọt”.

    Mùa xuân là đề tài truyền thống trong thơ ca dân tộc. Thanh Hải đã góp cho thơ ca dân tộc một bài thơ xuân đẹp, đậm đà tình nghĩa. Thể thơ năm chữ, giọng thơ lúc mạnh mẽ, lúc tha thiết ngân vang. Ngôn ngữ thơ trong sáng và biểu cảm, hàm súc và hình tượng. Các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, song hành đối xứng, điệp ngữ… được vận dụng sắc sảo, tài hoa. Tình yêu mùa xuân gắn liền với tình yêu đất nước, quê hương được Thanh Hải diễn tả một cách sâu sắc, cảm động. Mỗi một cuộc đời hãy là một mùa xuân. Đất nước ta mãi mãi sẽ là những mùa xuân tươi đẹp.

    Trả lời

Viết một bình luận