viết đoạn văn 12 câu theo cách quy nạp phân tích 8 câu thơ cuối của bài ”kiều ở lầu ngưng bích”có sd 1 câu cảm thán,1 phép nối để liên kết(gạch chân)——-giúp mị vs
viết đoạn văn 12 câu theo cách quy nạp phân tích 8 câu thơ cuối của bài ”kiều ở lầu ngưng bích”có sd 1 câu cảm thán,1 phép nối để liên kết(gạch chân)——-giúp mị vs
Chúc bạn học thật tốt nhé . Mình no copy bài cho nên bạn có thể coi trên mạng để kiểm chứng .
Bài làm
Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình nghĩa là mượn quê việc miêu tả khung cảnh thiên nhiên để ngụ ý nói lên tâm trạng của con người . Nghệ thuật này được thể hiện rõ ở tám câu cuối đoạn trích Kiều ờ lầu Ngưng Bích . Đoạn thơ gồm bốn cảnh chính là bốn nét tâm trạng của Kiều khi bị giam ở lầu Ngưng Bích . Bức tranh đầu tiên Kiều thấy là :
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Trên biển rộng lớn như thế nào , có một con thuyền một mình lẻ loi lênh đênh trên biển . Mà đúng lúc ấy là cảnh chiều hôm , nhưng con thuyền vẫn chưa được cặp bến như mấy con thuyền khác , Kiều nhìn thấy cảnh con thuyền giống như mình bây giờ . Khiến cho Kiều cảm thấy nhớ nhà , nhớ quê
Buồn trong ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Bông hoa tựng trưng cho cái đẹp , phải được nưng niu nhưng bông hoa này lại bị vùi dập mà không thương tiếc . Kiều nhìn thấy cảnh ấy , sao bông hoa giống như mình , còn dòng nước như dòng đời . Giong như cuộc đời xô đẩy bất lực không biết mình sẽ đi về đâu , về phương nào . Kiều thấy thương số phận nhỏ bé , đáng thương phải chịu đau đến chừng nào mới được sống đoàn tụ , yên bình cùng gia đình . Phong cảnh thứ ba Kiều nhìn thấy :
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Khi nhìn những đám cỏ bên kia , những đám cỏ héo úa , cứ rụp xuống như buồn bã chuyện gì đó . Nó tạo ra bức tranh không màu sắc tươi tắn khiến cho Kiều nhìn thấy đồng cỏ chải dài từ chân mây mà chỉ cứ héo úa như vậy khiến cho nàng liên tưởng đến cuộc sống vô vị , chán chường không sức sống khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích . Nhưng khi Kiều xoay góc nhìn ra hướng khác , trước mặt là một cơn sóng biển nhưng bây giờ Kiều không chỉ nhìn rõ mà còn có thể nghe thấy :
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
Khi nhìn ra ngoài biển , trước mắt Thúy Kiều là mộ khung cảnh chẳng mấy gì tốt đẹp . Những làn gió không phải nhẹ nhàng mà như một cơn lốc xoáy mạnh trên mặt biển khiến cho những cơn sóng ào ào không nghỉ . Nó cứ xô nhau từng đợt mạnh dạt vào bờ khiến cho tạo âm thanh rùng rợn . Kiều có thể nhìn thấy được những tiếng ấy đang bao quanh ghế nơi mình ngồi . Cảm thấy được điều không lành ấy khiến cho cảm giác lo sợ ùa về , không phải sợ những cảnh vật ở ngoài biển mà sợ những cảnh ấy đang báo hiệu xấu sẽ ập tới tương lai phía trước mà mình đang đi tới .
Tám câu thơ cuối với bút pháp tả cảnh ngụ tình đã làm nổi bật tâm trạng đau buồn, lo âu của Kiều. Điệp ngữ “buồn trông” được lặp lại 4 lần tạo âm hưởng trầm buồn, trở thành điệp khúc diễn tả nỗi buồn đang dâng lên lớp lớp trong lòng Kiều. Cảnh vật thiên nhiên qua con mắt của Kiều gợi nỗi buồn da diết. Cánh buồm thấp thoáng lúc ẩn lúc hiện nơi cửa bể chiều hôm gợi hành trình lưu lạc mờ mịt không biết đâu là bến bờ. Cánh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa gợi thân phận nhỏ bé, mỏng manh, lênh đênh trôi dạt trên dòng đời vô định không biết đi đâu về đâu. Nội cỏ rầu rầu trải rộng nơi chân mây mặt đất gợi cuộc sống úa tàn, bi thương, vô vọng kéo dài không biết đến bao giờ. Hình ảnh “gió cuốn mặt duềnh” và âm thanh ầm ầm của tiếng sóng “kêu quanh ghế ngồi” gợi tâm trạng lo sợ hãi hùng như báo trước,chỉ ngay sau lúc này, dông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều. Các từ láy “xa xa”, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh đã góp phần diễn tả tâm trạng buồn, cô đơn, tăng dần của nàng Kiều. Chọn những hình ảnh có thực nhưng Nguyễn Du đã miêu tả bằng những đường nét tinh tế. Khung cảnh thiên nhiên làm nền cho hoạt động nội tâm của nhân vật. Cảnh từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ. Từ đó, càng tô đậm sự cô đơn, thân phận trôi nổi vô định, buồn thương xót xa lẫn bàng hoàng lo sợ trước những tai hoạ đang vây bủa, vùi dập Kiều. Nó như đang dự báo tương lai khủng khiếp đang đợi nàng. Thật xót xa cho thân phận nàng Kiều!