Viết đoạn văn 12 câu theo cách tổng phân hợp có câu bị động làm rõ nội dung của 2 khổ thơ đầu bài ánh trăng

By Ayla

Viết đoạn văn 12 câu theo cách tổng phân hợp có câu bị động làm rõ nội dung của 2 khổ thơ đầu bài ánh trăng

0 bình luận về “Viết đoạn văn 12 câu theo cách tổng phân hợp có câu bị động làm rõ nội dung của 2 khổ thơ đầu bài ánh trăng”

  1. Hai khổ thơ đầu đã làm hiện lên thật đẹp hình ảnh của vầng trăng trong quá khứ. Vầng trăng trong quá khứ mới đẹp làm sao! Mỗi lần nhớ đến quá khứ ấy, hình ảnh vằng trăng hiện ra không chỉ có hồn mà còn mang vẻ đpẹ hoang sơ, mộc mạc.  “Hồi nhỏ sống với đồng/Với sông rồi với bể”, điệp từ “với” được lặp lại ba lần càng tô đậm thêm sự gắn bó chan hòa của con người với thiên nhiên, với những tươi đẹp của tuổi thơ. Hồi chiến tranh ở rừng” gợi lên những năm tháng gian khổ, ác liệt thời chiến tranh. Nghệ thuật nhân hóa qua câu thơ “vầng trăng thành tri kỉ”, trăng là người bạn thân thiết, tri âm tri kỉ, là đồng chí cùng chia sẻ những vui buồn trong chiến trận với người lính – nhà thơ. Phép liên tưởng đầy tính nghệ thuật “trần trụi với thiên nhiên” gợi lên sự thành thật, không tô vẽ chan hòa với thiên nhiên không một chút ngần ngại, không có gì phải che dấu. Hình ảnh so sánh độc đáo “hồn thiên như cây cỏ” thể hiện một cách sống thanh thản lại gợi lên vẻ đẹp bình dị, hiền hậu, tình cảm chân thành. Đó cũng chính là hình ảnh con người lúc bấy giờ: vô tư, hồn nhiên, trong sáng. Cả hai đến với nhau bằng sự tương cảm, tương giao, nguyên sơ và trong sáng. Tuổi thơ tác giả được gắn bó với vầng trăng, tình cảm gắn bó ba lâu nay chỉ biết hợp thành “tri kỉ”.Một tình bạn thật đẹp , thật cao cả và trong suy nghĩ của người lính ‘Ngỡ không bao giờ quên/Cái vầng trăng tình nghĩa”. Trăng là vẻ đẹp của đất nước bình dị, hiền hậu; của thiên nhiên vĩnh hằng, tươi mát, thơ mộng. Vầng trăng không những trở thành người bạn tri kỉ, mà đã trở thành “vầng trăng tình nghĩa” biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình.

    Trả lời

Viết một bình luận