viết đoạn văn 15 câu theo cách lập luận quy nạp trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của người lính cách mạng trong đoạn thơ thứ 2 của bài ”đồng chí ” trong bài văn có một câu bị động ????
viết đoạn văn 15 câu theo cách lập luận quy nạp trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của người lính cách mạng trong đoạn thơ thứ 2 của bài ”đồng chí ” trong bài văn có một câu bị động ????
Tình đồng chí là sự cảm thông sâu sắc những tâm tư, nỗi niềm của nhau. Những người lính gắn bó với nhau, họ hiểu đến những nỗi niềm sâu xa, thầm kín của đồng đội mình. Người lính đi chiến đấu để lại sau lưng những gì yêu quý nhất của quê hương: ruộng nương, gian nhà, giếng nước gốc đa. Từ “mặc kệ”cho thấy tư thế ra đi dứt khoát của người lính. Nhưng sâu xa trong lòng, họ vẫn da diết nhớ quê hương. Hình ảnh giếng nước gốc đa được nhân hóa với động từ “nhớ” nhằm thể hiện nỗi nhớ của quê hương dành cho những người lính ở ngoài chiến trận. Ở ngoài mặt trận, họ vẫn hình dung thấy gian nhà không đang lung lay trong cơn gió nơi quê nhà xa xôi. Tình đồng chí còn là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính. Những gian lao, thiếu thốn trong cuộc sống của người lính những năm kháng chiến chống pháp hiện lên rất cụ thể, chân thực: áo rách, quần vá, chân không giày, sự khổ sở của những cơn sốt rét rừng hành hạ, trời buốt giá, môi miệng khô và nứt nẻ, nói cười rất khó khăn, có khi nứt ra chảy cả máu. Nhưng những người lính vẫn cười bởi họ có hơi ấm và niềm vui của tình đồng đội “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Hơi ấm ở bàn tay, ở tấm lòng đã chiến thắng cái lạnh ở “chân không giày” và thời tiết “buốt giá”. Cặp từ xưng hô “anh” và “tôi” luôn đi với nhau, có khi đứng chung trong một câu thơ, có khi đi sóng đôi trong từng cặp câu liền nhau diễn tả sự gắn bó, chia sẻ của những người đồng đội. Qua khổ thơ thứ 2, Chính Hữu đã cho chúng thấy biểu hiện vẻ đẹp của tình đồng chí đồng đội.
– Câu bị động : Hình ảnh giếng nước gốc đa được nhân hóa với động từ “nhớ” nhằm thể hiện nỗi nhớ của quê hương dành cho những người lính ở ngoài chiến trận