Viết đoạn văn 200 chữ cảm nhận bài thơ Phò giá về kinh
0 bình luận về “Viết đoạn văn 200 chữ cảm nhận bài thơ Phò giá về kinh”
Đoạt sáo Chương Dương độ Cầm Hồ Hàm Tử quan Thái bình tu trí lực Vạn cổ thử giang san.
Bài thơ trên đây có một hoàn cảnh ra đời khá đặc biệt, mà muốn hiểu hết giá trị của nó, ta cần nhắc tới: Đó là năm 1285, sau chiến thắng vang dội ở Chương Dương và Hàm Tử, kinh đô được giải phóng. Trong niềm vui chiến thắng rộn ràng, Trần Quang Khải đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long. Hào khí Đông A của thời đại nhà Trần ở lúc thịnh nhất, Trần Quang Khải đã tràn trề cảm xúc tự hào và tin tưởng khi sáng tác bài thơ này. Nhà thơ chọn thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cực kỳ ngắn gọn, hàm súc để thể hiện niềm vui mạnh mẽ trong lòng ông.
Hai động từ mạnh “đoạt” và cầm” miêu tả chiến thắng oanh liệt của quân dân ta với niềm tự hào bất tận, vì chính nhà thơ là người giữ vai trò lãnh đạo hai trận chiến khốc liệt mà vinh quang ở Chương Dương và Hàm Tử. Cách liệt kê hai địa danh khiến cho ý thơ thêm hào hùng. Phép đối của thơ ngũ ngôn tứ tuyệt thật chuẩn, ngay cả ở phần dịch thơ cũng chứa đầy hào khí:
Chương Dương cướp giáo giặc Hàm Tử bắt quân thù.
Người nam nhi thời Trần đã lập nên nghiệp lớn, dẫn đầu binh sĩ đánh bại cả một đoàn quân bạo tàn từng nghênh ngang cho rằng gót ngựa chúng đi tới đâu thì ngay cả cỏ cũng không mọc nổi. Thế nhưng qua lời tuyên bố ngắn gọn như trên, vị anh hùng thời đại nhà Trần đã tuyên bố về chiến thắng của nhân dân Đại Việt trước bọn chúng. Đó là do sức mạnh vô địch của tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn của tướng sĩ trong cuộc chiến đấu cam go. Nhịp điệu nhanh mạnh của câu thơ thể hiện đúng không khí chiến thắng. Và lời thơ cất lên như một khúc khải hoàn ca làm nức lòng người. Có thể nói,nhà thơ đã viết lên lời ký sự ngắn gọn mà nóng bỏng ngay trong phút giây đáng tự hào nhất của thời đại Đông A.
Chiến thắng giặc thù rồi, khát vọng của cả dân tộc và của triều đình đâu dừng lại. Nhà thơ nói lên khát vọng ấy:
Thái bình tu trí lực Vạn cổ thử giang san.
Hai câu thơ đầu nói về chiến tranh, thì hai câu thơ cuối chuyển ngay sang nói về thời kỳ hòa bình và nhiệm vụ mới của dân tộc. Đây là sự chuyển mạch đột ngột nhưng hợp lý của bái thơ, thế là đã chấm dứt những ngày tháng “ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” (Trần Quốc Tuấn), nhưng quân dân không thể ngủ quên trên chiến thắng. Khát vọng mạnh mẽ nhất của nhà thơ, cũng là của dân tộc là làm sao dựng xây lên được một quốc gia hùng mạnh,no ấm, tồn tại tới ngàn năm. Giọng thơ hai câu sau không còn nhanh mạnh, dồn dập như ở hai câu đầu, mà chuyển sang trầm lắng suy tư, như gói trọn bao chiêm nghiệm, khao khát ấp ủ của người anh hùng yêu nước trong một giai đoạn mới. Đó cũng là lời nhắn nhủ tràn đầy niềm tin và hi vọng về tương lai đất nước sẽ đẹp giàu, mạnh mẽ, không kẻ thù ngoại xâm nào dám bén mảng đến. Ta thấy ở đây không chỉ là niềm tin và khát vọng, mà còn là trí tuệ uyên thâm, tầm nhìn xa rộng của một người cầm quân đánh giặc và lãnh đạo nhân dân xây dựng quê hương.
Bài thơ tứ tuyệt thật hàm súc và độc đáo, cảm xúc cô đọng, dồn nén, với từng câu, từng chữ đều toát lên niềm tự hào bất tận và khát vọng vĩ đại dựng xây giang san. Còn nguyên vẹn trong bài thơ là chí khí của một người anh hùng vĩ đại thời Trần, cho đến ngày hôm nay, sự cao cả của tấm lòng yêu quê hương đất nước và mơ ước đẹp của nhà thơ vẫn là điều mà mỗi con người Việt Nam đang bền bỉ thực hiện, để “non nước ấy ngàn thu” vững bền và ngày một phát triển.
Đoạt sáo Chương Dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan
Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san.
Bài thơ trên đây có một hoàn cảnh ra đời khá đặc biệt, mà muốn hiểu hết giá trị của nó, ta cần nhắc tới: Đó là năm 1285, sau chiến thắng vang dội ở Chương Dương và Hàm Tử, kinh đô được giải phóng. Trong niềm vui chiến thắng rộn ràng, Trần Quang Khải đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long. Hào khí Đông A của thời đại nhà Trần ở lúc thịnh nhất, Trần Quang Khải đã tràn trề cảm xúc tự hào và tin tưởng khi sáng tác bài thơ này. Nhà thơ chọn thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cực kỳ ngắn gọn, hàm súc để thể hiện niềm vui mạnh mẽ trong lòng ông.
Hai động từ mạnh “đoạt” và cầm” miêu tả chiến thắng oanh liệt của quân dân ta với niềm tự hào bất tận, vì chính nhà thơ là người giữ vai trò lãnh đạo hai trận chiến khốc liệt mà vinh quang ở Chương Dương và Hàm Tử. Cách liệt kê hai địa danh khiến cho ý thơ thêm hào hùng. Phép đối của thơ ngũ ngôn tứ tuyệt thật chuẩn, ngay cả ở phần dịch thơ cũng chứa đầy hào khí:
Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù.
Người nam nhi thời Trần đã lập nên nghiệp lớn, dẫn đầu binh sĩ đánh bại cả một đoàn quân bạo tàn từng nghênh ngang cho rằng gót ngựa chúng đi tới đâu thì ngay cả cỏ cũng không mọc nổi. Thế nhưng qua lời tuyên bố ngắn gọn như trên, vị anh hùng thời đại nhà Trần đã tuyên bố về chiến thắng của nhân dân Đại Việt trước bọn chúng. Đó là do sức mạnh vô địch của tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn của tướng sĩ trong cuộc chiến đấu cam go. Nhịp điệu nhanh mạnh của câu thơ thể hiện đúng không khí chiến thắng. Và lời thơ cất lên như một khúc khải hoàn ca làm nức lòng người. Có thể nói,nhà thơ đã viết lên lời ký sự ngắn gọn mà nóng bỏng ngay trong phút giây đáng tự hào nhất của thời đại Đông A.
Chiến thắng giặc thù rồi, khát vọng của cả dân tộc và của triều đình đâu dừng lại. Nhà thơ nói lên khát vọng ấy:
Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san.
Hai câu thơ đầu nói về chiến tranh, thì hai câu thơ cuối chuyển ngay sang nói về thời kỳ hòa bình và nhiệm vụ mới của dân tộc. Đây là sự chuyển mạch đột ngột nhưng hợp lý của bái thơ, thế là đã chấm dứt những ngày tháng “ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” (Trần Quốc Tuấn), nhưng quân dân không thể ngủ quên trên chiến thắng. Khát vọng mạnh mẽ nhất của nhà thơ, cũng là của dân tộc là làm sao dựng xây lên được một quốc gia hùng mạnh,no ấm, tồn tại tới ngàn năm. Giọng thơ hai câu sau không còn nhanh mạnh, dồn dập như ở hai câu đầu, mà chuyển sang trầm lắng suy tư, như gói trọn bao chiêm nghiệm, khao khát ấp ủ của người anh hùng yêu nước trong một giai đoạn mới. Đó cũng là lời nhắn nhủ tràn đầy niềm tin và hi vọng về tương lai đất nước sẽ đẹp giàu, mạnh mẽ, không kẻ thù ngoại xâm nào dám bén mảng đến. Ta thấy ở đây không chỉ là niềm tin và khát vọng, mà còn là trí tuệ uyên thâm, tầm nhìn xa rộng của một người cầm quân đánh giặc và lãnh đạo nhân dân xây dựng quê hương.
Bài thơ tứ tuyệt thật hàm súc và độc đáo, cảm xúc cô đọng, dồn nén, với từng câu, từng chữ đều toát lên niềm tự hào bất tận và khát vọng vĩ đại dựng xây giang san. Còn nguyên vẹn trong bài thơ là chí khí của một người anh hùng vĩ đại thời Trần, cho đến ngày hôm nay, sự cao cả của tấm lòng yêu quê hương đất nước và mơ ước đẹp của nhà thơ vẫn là điều mà mỗi con người Việt Nam đang bền bỉ thực hiện, để “non nước ấy ngàn thu” vững bền và ngày một phát triển.
hơi dài xíu cô Văn mik chỉ nha