viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về vai trò của những ký ức tuổi thơ đối với việc hình thành nhân cách mỗi con người
viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về vai trò của những ký ức tuổi thơ đối với việc hình thành nhân cách mỗi con người
Nếu cuộc đời là một chuyến hải trình, thì những ký ức tuổi thơ chính là những cơn sóng biển. Một đại dương sẽ thế nào nếu thiếu đi những cơn sóng? Một cuộc đời sẽ thế nào nếu không có những những ký ức tuổi thơ? Vì vậy những ký ức tuổi thơ có vai trò rất quan trọng và to lớn đối với cuộc sống của con người. Trước hết rất nhiều kỉ niệm tuổi thơ trong quá khứ ẩn chứa những bài học kinh nghiệm quý giá cho mỗi chúng ta trong cả hiện tại và tương lai. Không những thế những ký ức tuổi thơ còn là nguồn động lực giúp ta vượt qua những thăng trầm, những khoảnh khắc đen tối nhất của cuộc đời. Cuối cùng những ký ức tuổi thơ còn là nguồn cảm hứng khơi nguồn cho những sáng tạo nghệ thuật. Kỉ niệm về tuổi thơ cay xè khói bếp đã giúp Bằng Việt viết nên “Bếp lửa” đầy cảm động, những ký ức một thời thơ ấu ngỗ nghịch, hồn nhiên của cu Mùi quá khứ đã giúp Nguyễn Nhật Ánh của hiện tại viết nên cuốn sách “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” bán chạy hơn 400.000 bản. Cứ thế, bao kỉ niệm êm đềm lại tiếp tục đồng hành cùng ta trên chuyến hải trình của cuộc sống, với tất cả sức mạnh và giá trị của nó. Thế nhưng những cơn sóng kỉ niệm có thể vừa vỗ về, vừa nhấn chìm ta. Kí ức về một tuổi thơ không hạnh phúc sẽ tàn phá tâm hồn và trái tim ta, như một bóng ma vô hình lởn vởn âm thầm và bất ngờ làm tổn thương ta thêm lần nữa. Vì vậy những ký ức tuổi thơ chúng ta dù êm đềm hay bão tố, đáng nhớ hay đáng quên, ta phải dối diện và tiếp nhận chúng, học cách nâng niu và buông bỏ. Một đại dương không thể thiếu sóng biển và một cuộc đời không thể đi qua mà không mang theo chút ký ức tuổi thơ nào. Trên chuyến hải trình của cuộc đời nay, mong rằng những kỉ niệm sẽ luôn là cơn sóng vỗ về bận với tất cả êm đềm của nó…
Gia đình không chỉ là “tế bào” tự nhiên mà còn là một đơn vị kinh tế của xã hội. Gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đất nước. Gia đình có vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của xã hội. Những chuẩn mực giá trị tốt đẹp của gia đình được tiếp nhận, phát triển góp phần xây dựng, tô thắm, làm rạng rỡ thêm bản sắc văn hóa dân tộc. Đại hội XI, Đảng ta khẳng định: Gia đình là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách, góp phần chăm lo xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân, có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi, sống có văn hóa, nghĩa tình, có tinh thần quốc tế chân chính.
Trẻ em Việt Nam thường cùng cha mẹ, ông bà tiếp xúc với lao động từ nhỏ nên được vun đắp đức tính cần cù. Trong ảnh là em Tống Thành Ty, 4 tuổi, nhà ở phường Tân Phú (Đồng Xoài) cùng bà ngoại chuẩn bị hoa bán dịp tết
Con người Việt Nam chỉ có thể được trang bị những phẩm chất tốt đẹp nếu có một môi trường xã hội tốt. Môi trường đó trước hết là từ mỗi gia đình, mỗi tế bào của xã hội. Gia đình chịu trách nhiệm trước xã hội về sản phẩm của gia đình mình, có trách nhiệm nuôi dưỡng và giáo dục con cái, cung cấp cho xã hội những công dân hữu ích. Cùng với nhà trường, gia đình tham gia tích cực nhiệm vụ “dạy người, dạy chữ”, tạo ra lực lượng lao động tương lai chất lượng cao. Gia đình chính là “đơn vị xã hội” đầu tiên cung cấp lực lượng lao động cho xã hội. Từ những người lao động chân tay giản đơn đến lao động trí óc… đều được sinh ra, nuôi dưỡng và chịu sự giáo dục của gia đình.
Gia đình không chỉ giữ vai trò nền tảng, tế bào của xã hội mà còn là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống, hình thành nhân cách con trẻ. Gia đình là nơi giữ gìn, vun đắp, phát huy những giá trị truyền thống quý báu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã hình thành trong quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước. Đó là lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động, bất khuất kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách…
Gia đình cũng là nơi tiếp thu, giữ gìn và lưu truyền các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Thông qua các câu chuyện cổ tích, ca dao, tục ngữ, cha mẹ, ông bà là những người thầy đầu tiên dạy dỗ, nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển tư duy và từng bước giáo dục hình thành nhân cách cho mỗi con người. Qua lao động, qua việc xử lý các mối quan hệ hằng ngày, gia đình đã truyền thụ cho con trẻ những nét đẹp của truyền thống gia đình, dòng họ, truyền thống văn hóa dân tộc. Từ đó mỗi cá nhân hình thành và bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tình cộng đồng, lòng nhân ái, tinh thần tự lực, tự cường, anh hùng trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình, chăm chỉ cần cù trong lao động sản xuất… Gia đình cũng giữ vai trò đặc biệt quan trọng tới số lượng, chất lượng dân số và cơ cấu dân cư của quốc gia.
Trong mỗi gia đình, vai trò của cha mẹ có vị trí tối quan trọng. Theo truyền thống Việt Nam, đàn ông thường là chủ của gia đình. Người cha là trụ cột, là biểu hiện của nhân cách văn hóa cao đẹp nhất để con cái học tập và noi theo. Còn người mẹ là chỗ dựa, là hạt nhân tâm lý chủ đạo, nguồn lửa sưởi ấm yêu thương trong gia đình, nguồn tình cảm vô tận cho các con. Vì thế, gia đình là cái nôi văn hóa đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ em.
Xã hội chuyển động ngày một nhanh hơn, các “tế bào” của xã hội chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thế giới bên ngoài, đặc biệt là từ thế giới internet, chịu tác động bởi nền kinh tế hàng hóa và cơ chế thị trường nên văn hóa gia đình đang có biểu hiện xuống cấp vì những tác động xấu của đời sống xã hội. Mặt trái của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã kích thích nhu cầu ham muốn vật chất, ít chú trọng đời sống tình cảm tinh thần, tình trạng xung đột gia đình dẫn đến đổ vỡ và ly hôn ngày càng gia tăng, làm cho gia đình không được bền vững. Vì thế, để tạo dựng nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai, phải bắt đầu giáo dục con trẻ trong gia đình – trước khi những mầm non ấy đặt chân tới trường và tiếp xúc với môi trường xã hội. Đó được xem là những viên gạch đầu tiên để xây dựng nên nhân cách của một con người, một thế hệ.
Và trong giai đoạn hiện nay, để “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, cần sự chung tay góp sức của toàn xã hội, là trách nhiệm của mỗi gia đình, mỗi con người cụ thể.