Viết đoạn văn bàn câu 3,4 thương vợ. Có sử dụng thao tác lập luận so sánh.
Ai giúp em với ạ!
0 bình luận về “Viết đoạn văn bàn câu 3,4 thương vợ. Có sử dụng thao tác lập luận so sánh.
Ai giúp em với ạ!”
Sau hai câu thơ đầu giới thiệu về nghề nghiệp của bà Tú cùng trách nhiệm nặng nề của bà thì ở hai câu 3, 4, nhà thơ nói cho ta hiểu về cái vất vả, cực nhọc của bà để được tiếng thơm chăm chồng, nuôi con. Đó là nỗi khổ cực: Lặn lội thân cò khi quãng vắng/ Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Hình ảnh thơ rất đặc biệt khi gợi nhắc ta về với những hình ảnh ca dao xưa. “Thân cò” được nhà thơ dùng để so sánh với hình ảnh người vợ- bà Tú vô cùng chính xác. Nếu ca dao xưa có thân em để chỉ người phụ nữ số phận trôi nổi, mênh mông vô định giữa dòng đời thì nay vần thơ Tú Xương lại tìm đến chữ “thân” để xót thương cho những vất vả lo toan của bà Tú. Và đặc biệt thân ấy còn là thân cò. Hình ảnh con cò đã trở thành biểu trưng cho những vất vả, khổ cực của người nông dân thấp cổ bé họng. Loài vật ấy luôn hiền lành, chăm chỉ âm thầm nhặt nhạnh, kiếm ăn. Ở đây, khi thân cùng cò kết hợp đã làm ta thêm xót thương thân phận người phụ nữ, người lao động trong xã hội cũ. Với từ “lặn lội”, Tú Xương như thấu hiểu cho nhọc nhằn của vợ. Việc nuôi sống gia đình có bao giờ là dễ dàng khi người phụ nữ chỉ có đôi vai gầy yếu. Vậy mà bà Tú vẫn ngày ngày bươn chải nhọc nhằn. Khi quãng vắng thì lặn lội buổi đò đông thì chịu cảnh eo sèo. Hai tính từ được đối nhau ở đầu hai câu thơ mang đến những liên tưởng đầy thú vị mà chua xót. Người phụ nữ gầy yếu kia cũng như thân cò với đủ gánh nặng và phải cố bước đi trên con đường dẫu trầy trật, lầy lội. Cũng thân cò- người phụ nữ lao động tần tảo ấy phải thật chao chát, cãi cọ tranh mua tranh bán sao cho kịp đò, cho kịp chợ. Nỗi vất vả, khổ sở của người phụ nữ luôn thường trực. DÙ là ca dao xưa hay những vần thơ trung đại thì thân em, thân cò cũng mãi là những vất vả lo toan của kiếp đời.
Sau hai câu thơ đầu giới thiệu về nghề nghiệp của bà Tú cùng trách nhiệm nặng nề của bà thì ở hai câu 3, 4, nhà thơ nói cho ta hiểu về cái vất vả, cực nhọc của bà để được tiếng thơm chăm chồng, nuôi con. Đó là nỗi khổ cực: Lặn lội thân cò khi quãng vắng/ Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Hình ảnh thơ rất đặc biệt khi gợi nhắc ta về với những hình ảnh ca dao xưa. “Thân cò” được nhà thơ dùng để so sánh với hình ảnh người vợ- bà Tú vô cùng chính xác. Nếu ca dao xưa có thân em để chỉ người phụ nữ số phận trôi nổi, mênh mông vô định giữa dòng đời thì nay vần thơ Tú Xương lại tìm đến chữ “thân” để xót thương cho những vất vả lo toan của bà Tú. Và đặc biệt thân ấy còn là thân cò. Hình ảnh con cò đã trở thành biểu trưng cho những vất vả, khổ cực của người nông dân thấp cổ bé họng. Loài vật ấy luôn hiền lành, chăm chỉ âm thầm nhặt nhạnh, kiếm ăn. Ở đây, khi thân cùng cò kết hợp đã làm ta thêm xót thương thân phận người phụ nữ, người lao động trong xã hội cũ. Với từ “lặn lội”, Tú Xương như thấu hiểu cho nhọc nhằn của vợ. Việc nuôi sống gia đình có bao giờ là dễ dàng khi người phụ nữ chỉ có đôi vai gầy yếu. Vậy mà bà Tú vẫn ngày ngày bươn chải nhọc nhằn. Khi quãng vắng thì lặn lội buổi đò đông thì chịu cảnh eo sèo. Hai tính từ được đối nhau ở đầu hai câu thơ mang đến những liên tưởng đầy thú vị mà chua xót. Người phụ nữ gầy yếu kia cũng như thân cò với đủ gánh nặng và phải cố bước đi trên con đường dẫu trầy trật, lầy lội. Cũng thân cò- người phụ nữ lao động tần tảo ấy phải thật chao chát, cãi cọ tranh mua tranh bán sao cho kịp đò, cho kịp chợ. Nỗi vất vả, khổ sở của người phụ nữ luôn thường trực. DÙ là ca dao xưa hay những vần thơ trung đại thì thân em, thân cò cũng mãi là những vất vả lo toan của kiếp đời.