Viết đoạn văn biều cảm về bài ” Thân em nhứ trái bần trôi . Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu ”
0 bình luận về “Viết đoạn văn biều cảm về bài ” Thân em nhứ trái bần trôi . Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu ””
Trong xã hội phong kiến xưa kia, quan niệm trọng nam kinh nữ đã biến cuộc đời người phụ nữ thành chuỗi bi kịch kéo dài. Biết than cùng ai, biết ngỏ cùng ai? Trời thì cao mà đất thì dày. Thôi thì đành giãi bày qua tiếng hát, lời ru chan chứa nước mắt:
Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?
Câu ca dao này đc sáng tác ở miền Nam, xứ sở của sông ngòi, kênh rạch. Cây bần thường mọc ở ven bờ. Trái bần non có vị chua chua, chát chát, xát mỏng chấm mắm ăn thay rau. Trái già rụng xuống nước, bập bềnh trôi nổi theo sóng. Ngay cái tên gọi cũng chỉ rõ nó là loại cây tầm thường (bần: nghèo), chẳng có mấy giá trị.
Không được làm chủ bản thân, người phụ nữ buộc phải lâm vào cảnh: Cũng đành nhắm mắt đưa chân, Mà xem con tạo đưa vần đến đâu. Luật tam tòng khắc nghiệt trói buộc họ, biến họ thành những con người cam chịu định mệnh bất công: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử và thực tế thì người phụ nữ đã bị xã hội khinh rẻ, coi thường. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra mặc cảm tự ti từ bao đời nay ở người phụ nữ.
Có điều gì đó thật xót xa, buồn thảm trong hình ảnh so sánh: Thân em như trái bần trôi . Trái bần trôi dập dềnh theo dòng sông vô định, còn người phụ nữ nghèo thì cũng nổi trôi trong vòng đời vô định. Hiện thực nghiệt ngã, tương lai mở mịt, không một chút vui, không một niềm hi vọng. Câu ca dao với hình tượng gợi cảm và âm điệu ngậm ngùi đã gợi lên số phận hẩm hiu đáng thương của người phụ nữ nghèo khổ trong xã hội phong kiến cũ.
Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu? Câu hỏi vừa là nỗi băn khoăn muôn thuở không lời giải đáp, vừa là lời than thân trách phận buồn đến não nề. Nhìn những trái bần nổi chìm theo sóng, ta sẽ thấm thía và rúng động đến tận sâu thẳm tâm hồn trước lời ru rưng rưng nước mắt của những người phụ nữ lao động nghèo khó trong một quá khứ chưa xa.
Bài ca dao mở đầu bằng cụm từ thân em diễn tả thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ . Với hình ảnh so sánh ” thân em như trái bần trôi ” nói lên thân phận đắng cay , tủi nhục của người phụ nữ trong xã hội cũ . Trái bần nhỏ bé bị xô đẩy quăng quật trên sông nước mênh mông không biết tấp vào đâu , nó gợi lên số phận chìm nổi lênh đênh vô định của người phụ nữ trong xã hội phong kiến . Họ hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cảnh , người phụ nữ không có quyền quyết định cuộc đời và số phận của họ . Xã hội phong kiến luôn muốn nhất chìm họ , với thể thơ lục bát âm điệu thương cảm , bài ca dao vừa là tiếng nói than thân đồng thời phản kháng tốt cáo xã hội phong kiến
Trong xã hội phong kiến xưa kia, quan niệm trọng nam kinh nữ đã biến cuộc đời người phụ nữ thành chuỗi bi kịch kéo dài. Biết than cùng ai, biết ngỏ cùng ai? Trời thì cao mà đất thì dày. Thôi thì đành giãi bày qua tiếng hát, lời ru chan chứa nước mắt:
Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?
Câu ca dao này đc sáng tác ở miền Nam, xứ sở của sông ngòi, kênh rạch. Cây bần thường mọc ở ven bờ. Trái bần non có vị chua chua, chát chát, xát mỏng chấm mắm ăn thay rau. Trái già rụng xuống nước, bập bềnh trôi nổi theo sóng. Ngay cái tên gọi cũng chỉ rõ nó là loại cây tầm thường (bần: nghèo), chẳng có mấy giá trị.
Không được làm chủ bản thân, người phụ nữ buộc phải lâm vào cảnh: Cũng đành nhắm mắt đưa chân, Mà xem con tạo đưa vần đến đâu. Luật tam tòng khắc nghiệt trói buộc họ, biến họ thành những con người cam chịu định mệnh bất công: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử và thực tế thì người phụ nữ đã bị xã hội khinh rẻ, coi thường. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra mặc cảm tự ti từ bao đời nay ở người phụ nữ.
Có điều gì đó thật xót xa, buồn thảm trong hình ảnh so sánh: Thân em như trái bần trôi . Trái bần trôi dập dềnh theo dòng sông vô định, còn người phụ nữ nghèo thì cũng nổi trôi trong vòng đời vô định. Hiện thực nghiệt ngã, tương lai mở mịt, không một chút vui, không một niềm hi vọng. Câu ca dao với hình tượng gợi cảm và âm điệu ngậm ngùi đã gợi lên số phận hẩm hiu đáng thương của người phụ nữ nghèo khổ trong xã hội phong kiến cũ.
Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu? Câu hỏi vừa là nỗi băn khoăn muôn thuở không lời giải đáp, vừa là lời than thân trách phận buồn đến não nề. Nhìn những trái bần nổi chìm theo sóng, ta sẽ thấm thía và rúng động đến tận sâu thẳm tâm hồn trước lời ru rưng rưng nước mắt của những người phụ nữ lao động nghèo khó trong một quá khứ chưa xa.
Bài ca dao mở đầu bằng cụm từ thân em diễn tả thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ . Với hình ảnh so sánh ” thân em như trái bần trôi ” nói lên thân phận đắng cay , tủi nhục của người phụ nữ trong xã hội cũ . Trái bần nhỏ bé bị xô đẩy quăng quật trên sông nước mênh mông không biết tấp vào đâu , nó gợi lên số phận chìm nổi lênh đênh vô định của người phụ nữ trong xã hội phong kiến . Họ hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cảnh , người phụ nữ không có quyền quyết định cuộc đời và số phận của họ . Xã hội phong kiến luôn muốn nhất chìm họ , với thể thơ lục bát âm điệu thương cảm , bài ca dao vừa là tiếng nói than thân đồng thời phản kháng tốt cáo xã hội phong kiến