Viết đoạn văn c/m lão Hạc có tình yêu thương con vật
Viết đoạn văn c/m lão Hạc là ng có lòng tự trọng
(Chọn 1trong 2)
0 bình luận về “Viết đoạn văn c/m lão Hạc có tình yêu thương con vật
Viết đoạn văn c/m lão Hạc là ng có lòng tự trọng
(Chọn 1trong 2)”
Lão Hạc vốn túng thiếu nhưng không phiền lụy đến ai. Cảm thông cho cuộc sống tạm bợ củ khoai củ ráy qua ngày của lão, ông giáo ngấm ngầm giúp đỡ thì ” lão từ chối tất cả.Từ chối đến mức gần như là hách dịch”. Sự giúp đỡ của ông giáo chắc cũng chẳng đáng là bao, nhưng trong cảnh khốn cùng”một miếng khi đói, bằng một gói khi no” hẳn là rất đáng quý. Vậy mà lão lại từ chối. Phải chăng lão hiểu rằng nhà ông giáo cũng nghèo, hiểu rằng bà giáo không thoải mái gì. Ông giáo tốt bụng thật, nhưng lão không thể lợi dụng lòng tốt của ngơừi khác, không thể để phiền luỵ đến người khác. Lão đã từng nói với ông giáo “Để phiền cho hàng xóm, chết không nắm mắt được”. Ngay đến cả đám ma của mình, lão cũng gửi tiền lại hờ bà con làm ma cho,lão thà chết chứ không chịu ăn cắp,ăn trộm của ai,không dám phạm vào tiền để dành của con một đồng nào. Qua đó,có thể thấy, Lão Hạc là một người giàu lòng tự trọng, một nhân cách sáng lên trong cảnh bần hàn.
Lòng tự trọng của lão Hạc đã được nhà văn Nam Cao khắc hoạ thành công qua truyện ngắn cùng tên. (1) Trước hết, lòng tự trọng thể hiện qua việc lão đau khổ, day dứt khi cả đời lão sống trung thực và ngay thẳng vậy mà đến cuối đời lại lừa một con chó. (2) Ngoài ra, khi cuộc sống trở nên nghèo khổ, cùng quẫn, lão cũng không muốn phiền luỵ đến những người hàng xóm, không muốn họ khổ càng thêm khổ vì mình. (3) Chính vì lòng tự trọng nên lão đã từ chối sự giúp đỡ của họ, ngay cả với ông giáo một cách thật hách dịch! (4) Trước khi chết, lão còn gửi ông giáo ba mươi đồng để lo ma chay cho mình. (5) Bên cạnh đó, cho đến lúc không còn gì để ăn, lão vẫn chấp nhận cuộc sống khổ cực, ép xác bằng bữa trai, bữa ốc qua ngày. (6) Tuy bị dồn đẩy đến bước đường cùng, bế tắc, tuyệt vọng nhưng lão quyết không ăn xin, trộm cắp, tha hoá biến chất như Binh Tư mà tìm đến cái chết để bảo toàn nhân cách: “Thà chết vinh còn hơn sống nhục”. (7) Không chỉ vậy, trong bao nhiêu cái chết, lão lại chọn một cái chết đau đớn, vật vã bằng bả chó để tạ lỗi với con chó Vàng. (8) Cuối cùng, để làm nổi bật lòng tự trọng của lão Hạc, nhà văn đã sử dụng nghệ thuật miêu tả tâm lí, xây dựng tình huống truyện gay cấn, bất ngờ cùng ngôn ngữ đối thoại độc thoại đặc sắc, hệ thống từ tượng hình tượng thanh phong phú. (9) Ôi, lão Hạc quả là hình ảnh đại diện cho người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám: dù rơi vào hoàn cảnh khốn cùng nhưng không mất đi phẩm chất tốt đẹp, đáng quý của mình. (10)
Lão Hạc vốn túng thiếu nhưng không phiền lụy đến ai. Cảm thông cho cuộc sống tạm bợ củ khoai củ ráy qua ngày của lão, ông giáo ngấm ngầm giúp đỡ thì ” lão từ chối tất cả.Từ chối đến mức gần như là hách dịch”. Sự giúp đỡ của ông giáo chắc cũng chẳng đáng là bao, nhưng trong cảnh khốn cùng”một miếng khi đói, bằng một gói khi no” hẳn là rất đáng quý. Vậy mà lão lại từ chối. Phải chăng lão hiểu rằng nhà ông giáo cũng nghèo, hiểu rằng bà giáo không thoải mái gì. Ông giáo tốt bụng thật, nhưng lão không thể lợi dụng lòng tốt của ngơừi khác, không thể để phiền luỵ đến người khác. Lão đã từng nói với ông giáo “Để phiền cho hàng xóm, chết không nắm mắt được”. Ngay đến cả đám ma của mình, lão cũng gửi tiền lại hờ bà con làm ma cho,lão thà chết chứ không chịu ăn cắp,ăn trộm của ai,không dám phạm vào tiền để dành của con một đồng nào. Qua đó,có thể thấy, Lão Hạc là một người giàu lòng tự trọng, một nhân cách sáng lên trong cảnh bần hàn.
@HỌC TỐT
Đoạn văn chứng minh
Lão Hạc là người có lòng tự trọng
Bài làm
Lòng tự trọng của lão Hạc đã được nhà văn Nam Cao khắc hoạ thành công qua truyện ngắn cùng tên. (1) Trước hết, lòng tự trọng thể hiện qua việc lão đau khổ, day dứt khi cả đời lão sống trung thực và ngay thẳng vậy mà đến cuối đời lại lừa một con chó. (2) Ngoài ra, khi cuộc sống trở nên nghèo khổ, cùng quẫn, lão cũng không muốn phiền luỵ đến những người hàng xóm, không muốn họ khổ càng thêm khổ vì mình. (3) Chính vì lòng tự trọng nên lão đã từ chối sự giúp đỡ của họ, ngay cả với ông giáo một cách thật hách dịch! (4) Trước khi chết, lão còn gửi ông giáo ba mươi đồng để lo ma chay cho mình. (5) Bên cạnh đó, cho đến lúc không còn gì để ăn, lão vẫn chấp nhận cuộc sống khổ cực, ép xác bằng bữa trai, bữa ốc qua ngày. (6) Tuy bị dồn đẩy đến bước đường cùng, bế tắc, tuyệt vọng nhưng lão quyết không ăn xin, trộm cắp, tha hoá biến chất như Binh Tư mà tìm đến cái chết để bảo toàn nhân cách: “Thà chết vinh còn hơn sống nhục”. (7) Không chỉ vậy, trong bao nhiêu cái chết, lão lại chọn một cái chết đau đớn, vật vã bằng bả chó để tạ lỗi với con chó Vàng. (8) Cuối cùng, để làm nổi bật lòng tự trọng của lão Hạc, nhà văn đã sử dụng nghệ thuật miêu tả tâm lí, xây dựng tình huống truyện gay cấn, bất ngờ cùng ngôn ngữ đối thoại độc thoại đặc sắc, hệ thống từ tượng hình tượng thanh phong phú. (9) Ôi, lão Hạc quả là hình ảnh đại diện cho người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám: dù rơi vào hoàn cảnh khốn cùng nhưng không mất đi phẩm chất tốt đẹp, đáng quý của mình. (10)