Viết đoạn văn cảm nghĩ:
– Nhân vật Lượm
– Đêm nay bắc ko ngủ
– Vẻ đẹp của cô tô
– Cây tre Viẹt Nam
30 đ của tui đó! Viết hay ko sao chép copy bài người khác hoặc chép trên mạng. Cố viết hay nha, mình đang cần gấp
Viết đoạn văn cảm nghĩ:
– Nhân vật Lượm
– Đêm nay bắc ko ngủ
– Vẻ đẹp của cô tô
– Cây tre Viẹt Nam
30 đ của tui đó! Viết hay ko sao chép copy bài người khác hoặc chép trên mạng. Cố viết hay nha, mình đang cần gấp
Nhân vật Lượm
Lượm là một chú bé liên lạc hồn nhiên, vô tư, nhí nhảnh, yêu đời và yêu nước sâu sắc. Tuy còn nhỏ nhưng Lượm rất gan dạ, dũng cảm và có trách nhiệm cao về công việc được giao. Lượm luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình khiến em rất khâm phục. Tuy Lượm đã hy sinh nhưng hình ảnh của lượm vẫn luôn sống mãi trong lòng cúng ta. Lượm xứng đáng là tấm gương sáng cho em và mọi thế hệ người Việt học tập và noi theo.
Đêm nay Bác không ngủ
Qua bài đêm nay Bác không ngủ của tác giả Minh Huệ cho thấy hình tượng Bác Hồ thật thiêng liêng và cao cả. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, suy nghĩ,… trong lúc m.ng đang ngủ. Bác thức vì thương các chiến sĩ, thương đoàn dân công ngủ ngoài rừng, rải lá cây làm chiếu, manh áo phủ làm chăn. Bác xem từng chiến sĩ như những người cháu của mình. Bác đốt lửa sưởi ấm cho các anh chiến sĩ, Bác đi dém chăn cho từng người một. Người lính nào cũng được Bác chăm lo, yêu thương.
xin lỗi bn nhiều vì mik biết viết có 2 bài này à, bn thông cảm
– lượm là một cậu bé thanh mảnh, nhỏ nhắn. Cậu có đôi chân thật nhanh nhẹn. Đặc biệt, Lượm luôn đội chiếc mũ ca lô trên đầu, lệch về một phía trông thật ngộ nghĩnh và đáng yêu. Chú liên lạc này luôn đeo một cái xắc xinh xinh trôn vai trông rất ra dáng “cán bộ”. Đó cũng là một cậu bé rất yêu đời. Miệng cậu luôn huýt sáo như những con chim chích đang hót vang lưng trời. Tuy công việc của người chiến sĩ nhỏ rất nguy hiểm nhưng cậu rất yêu thích công việc mà mình đã lựa chọn. Lượm rất lạc quan trong khi. làm nhiệm vụ. Cậu nhảy nhót trên đường, vừa đi, vừa nhảy, cười tít cả hái mắt. Ngày qua ngày, Lượm như một con chim đang hướng tới mặt trời rực rỡ.
– Tưởng tượng như mình đang trực tiếp được ở bên Bác trong đêm hôm đó được Bác quan tâm chăm sóc đi dém chăn, tác giả vội ghi lại bằng thơ những dòng cảm xúc của mình và để khắc họa đêm không ngủ của Người. Bác vừa là cha, là bác, là anh của muôn nhà, là người thân của mọi gia đình Việt. Đến một ngọn lửa trong bài cũng trở thành nhân vật, nhân vật không nói nhưng lại chứng kiến toàn bộ câu chuyện. Trong một túp lều giữa rừng khuya thanh vắng, Bác vẫn ngồi đó không ngủ. Bác vừa dém chăn cho anh đội viên và cho đồng đội của anh. Điều đó khiến anh sống trong thê giới nửa hư nửa thực, hạnh phúc ngập tràn như “nằm trong giấc mộng”. Bác ấm áp như người cha, người mẹ hiền nhưng hơn thế Bác còn kết tinh vẻ đẹp của hàng triệu người cha người mẹ Việt để chăm cho cả đàn con dân tộc. Vì thế không theo lẽ tự nhiên, bóng Bác không in trên tường mà “cao lồng lộng” và “ấm hơn ngọn lửa hồng”. Tình cảm của Bác đã vượt qua cái tự nhiên để trở thành bất tử.
– Cái tên Cô Tô còn khá mới mẻ trong bản đồ du lịch của miền Bắc nhưng đối với những người yêu du lịch khám phá, đặc biệt là giới trẻ, thì huyện đảo xinh đẹp này không còn là một cái tên quá xa lạ. Cô Tô nổi tiếng với vẻ đẹp yên bình, hoang sơ, với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và đặc biệt là những người dân đảo thân thiện và mến khách. Được mệnh danh là hòn đảo đẹp nhất miền Bắc – Cô Tô – Một viên ngọc xanh tuyệt đẹp đầy quyến rũ. Không chỉ được thiên nhiên ưu đãi về sản vật, Cô Tô còn được ban tặng một vẻ đẹp hoang sơ độc đáo: Nước biển nơi đây luôn xanh trong, những bãi cát trắng tinh, mịn màng, thoai thoải trải dài ngút tầm mắt. Bất cứ ai đã đến đây đều không thể quên cái cảm giác bềnh bồng khoan khoái khi được đắm mình trong làn nước nơi bãi biển Hồng Vàn, Vàn Chảy, Tài Vàn… Nếu những rạn san hô đẹp đẽ ẩn dưới làn nước trong vắt xa xa kia làm mê đắm những du khách với thú vui lặn biển thì những sườn núi thoai thoải kia lại cuốn hút người ta bởi vẻ đẹp trầm mặc của những cánh rừng nguyên sinh được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Những rặng phi lao như những đường viền xanh ngăn ngắt. Với những người thích chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên thì ngọn hải đăng Cô Tô là một điểm đến không thể bỏ qua. Nằm trên ngọn núi cao hơn 100m, đây là địa điểm lý tưởng để quan sát toàn bộ cảnh quan trên đảo với rừng cây xanh ngợp, những con đường quanh co, bờ biển dài lóng lánh và những tàu cá nhỏ neo đậu trong vùng biển. Con người Cô Tô cũng chân chất, mộc mạc như chính nét hoang sơ của vùng đất này, dường như tâm hồn người dân nơi đây là sự hòa quyện giữa cái nắng gió, mặn mòi của biển với đất, những làn da nhuốm nàu nắng mạnh mẽ rắn rỏi, những tiếng cười giòn tan sau một ngày lao động… Và một sắc màu thật đẹp không thể thiếu trong bức tranh thiên nhiên Cô Tô đó là sự hùng vĩ mỗi lúc hoàng hôn buông xuống, bầu trời chuyển từ xanh sang hồng, vàng cam rực rỡ rồi tím biếc. Mặt trời đỏ ối từ từ lặn xuống sau những dãy núi xanh thẫm cuối đường chân trời, hắt xuống mặt biển ánh vàng lấp lánh, Cô Tô khi ấy như khoác lên mình một tấm áo tuyệt đẹp, đúng như những gì nhà văn Nguyễn Tuân từng miêu tả, cảnh hoàng hôn trên biển Cô Tô đẹp hùng vĩ, yên bình như một bức tranh cuộc sống.
– Chẳng ai biết cây tre đã có mặt trên đất nước Việt Nam từ bao giờ, chỉ biết rằng cây tre đã gắn bó với dân tộc Việt Nam từ bao đời nay và nó đã trở thành người bạn thân thiết lâu đời của nhân dân Việt Nam. Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước. “Tre Đồng Nai nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Biện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi…. đâu đâu cũng có nứa tre làm bạn”. Tre có mấy chục loài khác nhau, nhưng đều mọc từ mầm măng non mọc thẳng mà thành. Tre không kén đất, vào đâu tre cũng mọc, cũng sinh sôi xanh tốt. Từ lúc còn là một mầm măng tre đã mọc thẳng, lớn lên tre cũng vươn thẳng, không cong, vững chắc, dẻo dai. Dáng tre vươn cao mà mộc mạc, màu tre tươi mà nhũn nhặn. Thế mới biết tre cũng thật khiêm tốn, nhún nhường, nhưng chí khí của tre thì bất khuất, kiên dũng như con người Việt Nam vậy. Từ thuở sơ khai, dưới bóng tre xanh, những người dân cày Việt Nam vỡ đất khai hoang, dựng nhà, cày cấy, dưới bóng tre xanh, nhân dân ta xây dựng và giữ gìn nền văn hoá lâu đời “giang chẻ lạt, buộc mềm, khít chặt như những mối tình quê thuở ban đầu thường nỉ non dưới bóng tre, bóng nứa”… Cứ thế, tre trở thành một người bạn thân thiết không thề thiếu của nông dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động. Những em bé với những que chuyền đánh chắt bằng tre, những cụ già bên chiếc chiếu tre… tất cả các hình ảnh đó đã trở nên quen thuộc, “tre với người, sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ” vô cùng… Rồi đến khi người phải đánh giặc bảo vệ quê hương, tre lại trở thành người bạn chiến đấu của con người. Buổi đầu kháng chiến, tre là tất cả, tre là vũ khí. Người lính chỉ cần một chiếc gậy tầm vông trong tay cũng dám xông pha vào giữa đám quân thù. Tre như tiếp thêm lòng dũng cảm cho người, giúp người dựng lên thành đồng Tổ Quốc…