viết đoạn văn cảm ngĩ về bài thơ rằm thnags giêng

By Arya

viết đoạn văn cảm ngĩ về bài thơ rằm thnags giêng

0 bình luận về “viết đoạn văn cảm ngĩ về bài thơ rằm thnags giêng”

  1. Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta. Là người tiên phong dẫn lối cho đất nước ta bước ra khỏi tấm màn đen của đêm trường nô lệ. Đó là những điều người người nói đến khi nhắc về Hồ Chủ tịch. Thế nhưng, bên cạnh đó, Người còn là một nhà thơ, một người nghệ sĩ đích thực với tâm hồn nhạy cảm và những tác phẩm giàu giá trị. Trong đó, chúng ta không thể không nhắc đến bài thơ Rằm tháng giêng.

    Đây là một tác phẩm thơ được viết bằng chữ Hán theo thể thất ngôn tứ tuyệt đường luật quen thuộc. Ngay cả cấu tứ bài thơ cũng không có gì quá mới khi hai câu thơ đầu dành để tả cảnh, hai câu thơ sau ngụ tình, tả người. Nhưng bằng tài năng, bằng trái tim nhạy cảm nhà thơ đã vẽ nên những câu thơ với hình ảnh hấp dẫn, sống động, và những ý thơ dạt dào tình cảm, ý nghĩa.

    Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
    Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.

    Mở đầu bài thơ là hình ảnh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp. Đó là vào một đêm của mùa xuân, khi mặt trăng tròn đầy viên mãn ngự trị trên trời cao. Ấy là lúc khắp đất trời sung sướng mà vẫy vùng trong bể trăng đầy ăm ắp. Cái thứ ánh sáng trắng ngọc trắng ngà ấy phủ lên những lớp vàng, bạc óng ánh. Khiến cho đất trời như đẹp hơn, tình tứ hơn. Bởi vậy, mà sắc xuân, hương xuân cũng thấm đẫm hơn trên cảnh vật. Dòng sông, con nước, bầu trời không còn là nó của ngày hôm qua nữa. Mà khoác lên mình tấm áo mới, trở thành sông xuân, trời xuân. Hình ảnh thơ khiến người đọc lâng lâng trong cảm giác khi xuân chín nục, tỏa ngát thơm hương. Bầu trời, dòng sông được mùa xuân thấm đượm, lồng vào nhau, dây dưa khó phân. Mà có lẽ cũng chẳng cần phân tách, nên chúng cứ thế mà đan vào nhau, tuy hai mà một. Cả bức tranh thiên nhiên trở nên rộng lớn và thoáng đãng khi cả đất trời ngự về trên dòng thơ. Và từng hơi thở cũng vì thế mà nhẹ nhàng, mê say hơn, khi sắc xuân đương nồng thắm, sinh động mà luân chuyển, mà chảy âm ỉ trong lòng thơ.

    Trong khung cảnh mê say ngây ngất ấy, hình ảnh con người hiện lên ẩn sau hình ảnh chiếc thuyền trôi giữa con sông. Điều đặc biệt là, những con người ấy đến nơi đây không phải để thưởng nguyệt hay đọc thơ mà là để làm việc:

    Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
    Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

    Những con người trong chiếc thuyền đấy là những người chiến sĩ đang tập trung để bàn bạc việc quân sự, để bảo vệ tổ quốc. Tinh thần ấy, không chút nào bị tác động, bị lay chuyển, dù là cảnh sắc tươi đẹp ở bên ngoài thuyền. Các chiến sĩ ấy bàn bạc việc quân miệt mài đến tận đêm khuya vẫn chẳng dừng lại. Đến tận quá nửa đêm, khi ánh trăng đã tắm đẫm cả con thuyền vẫn còn miệt mài suy nghĩ.

    Hình ảnh ánh trăng trải đầy thuyền là một hình ảnh vô cùng thơ mộng. Ánh trăng như một người bạn, một người đồng chí luôn ở bên quan tâm, đồng hành cùng các chiến sĩ. Hình ảnh trăng – người chiến sĩ là cặp hình ảnh song hành quen thuộc trong các tác phẩm thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh. Nó thể hiện sự gắn kết giữa con người và thiên nhiên, luôn ở bên, sát cánh cùng nhau. Ngoài ra, bức tranh sáng rọi của ánh trăng, còn thể hiện một niềm tin vững chắc về tương lai tươi sáng ở phía trước của đất nước ta. Đó là một tương lai hạnh phúc, độc lập, bình yên, như khuôn trăng tròn đầy ở trên kia.

    Bài thơ Rằm tháng giêng đã xây dựng nên một đêm trăng mùa xuân tươi đẹp, hấp dẫn. Cả bài thơ khắc họa nên bầu không gian rộng lớn, thoáng đãng, trong đó xuất hiện hình ảnh con người tuy nhỏ bé, nhưng khó để bỏ qua được. Từ đó, thể hiện được tài năng, tâm thế của tác giả. Đó là một trái tim tràn đầy tình yêu thiên nhiên, nhưng vẫn không quên nhiệm vụ đối với tổ quốc. Thật không sai khi gọi Hồ Chí Minh là “nhà thơ chiến sĩ”.

    Trả lời
  2.    Sau khi học xong bài thơ ” Rằm Tháng Giêng ” của chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác ra trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc năm 1948. Em đã cảm nhận được cảnh đêm trăng Rằm Tháng Giêng hôm ấy đẹp đến mức nào ! Hai câu thơ đầu : 

                  ” Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên

                   Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên ”

    Bác đã miêu tả ánh trăng vào đêm trăng Rằm Tháng Giêng. Những hình ảnh trăng tròn nhất, sáng nhất, đẹp và viên mãn nhất kết hợp với điệp từ ” xuân ” được lặp đi lặp lại ba lần trong câu thơ đã nhấn mạnh và mở ra ba tầng không gian : sông, nước với trời. Làm cho ta thấy được khung cảnh thiên nhiên đêm nay vô cùng rộng lớn, mênh mông và tràn ngập ánh trăng đêm xuân. Chúng đã làm cho khắp vũ trụ phải bừng trổi dậy sức sống của một mùa xuân mới đang đến. Không chỉ thế, ở hai câu thơ cuối còn cho ta thấy được hình ảnh của những con người chiến sĩ Cách Mạng đang bàn việc quân và lo lắng cho cuộc kháng chiến …

                    ” Yên ba thâm xứ đàm quân sự

                     Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền ”

    Dường như giờ đây, con thuyền đã trở thành ” con thuyền chiến sĩ ”, một con thuyền thi sĩ đầy ánh trăng rọi chiếu vào cho ta thấy được sự lạc quan và tin tưởng của Bác, chính sự đoàn kết này dây đã kết tinh nên những hình ảnh thơ ca đẹp và tỏa sáng nhất trong bài thơ. Kết thúc bài thơ, qua đó ta cũng đã thấy được phần nào phong thái ung dung, yêu trăng, yêu thiên nhiên cùng với lòng yêu nước thiết tha của Bác. 

    Trả lời

Viết một bình luận