Viết đoạn văn cảm nhận 8 câu cuối bài Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích
Gấp plsss, làm ơn giúp đi ạ????????♀️
KHÔNG CHÉP MẠNG
0 bình luận về “Viết đoạn văn cảm nhận 8 câu cuối bài Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích
Gấp plsss, làm ơn giúp đi ạ????????♀️
KHÔNG CHÉP MẠNG”
Tám câu thơ cuối của đoạn ” Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã diễn tả tâm trạng cô đơn buồn tủi, tuyệt vọng của Kiều. Sống trong lầu Ngưng Bích không khác gì đang bị giam lỏng, Kiều một mình bơ vơ, chơ chọi giữa không gian mênh mông. “cửa bể chiều hôm” gợi không gian biển khơi mênh mông, lại đặt trong thời gian chiều tà. Cảnh chiều hôm giữa không gian bao la ấy có một cánh buồm lẻ loi, lúc ẩn lúc hiện ” thấp thoáng” đã gợi lên cho ta sự lưu lạc tha hương cùng với nỗi buồn da diết của đứa con nơi ” đất khách quê người”. Trong không gian vô định kia, Kiều như nhìn thấy cánh hoa trôi và nghĩ đến thân phận mình hiện tại của mình. Cánh hoa trôi man mác nhưu chính cuộc đời của Kiều trôi vô định không biết điểm dừng. Cảnh “nội cỏ rầu rầu” đã gợi sự héo úa, tàn lụi. Đó không phải là một màu xanh của tự nhiên mà là một màu của sự u buồn càng làm cho Thúy Kiều thêm chán ngán, vô vọng. Ở hai câu thơ cuối đã có sự xuất hiện của âm thanh tiếng sóng ầm ầm như tiếng gào thét của lòng người trong cảnh ngộ bẽ bàng, tê tái. Nó không làm cho không gian vang động hơn mà càng khắc sâu thêm tâm trạng đau đớn lẫn dự cảm lo âu về tương lai của Kiều. Bằng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình cùng biện pháp tu từ điệp ngữ ” buồn trông” đã gợi nỗi buồn điệp trùng, triền miên, tạo âm hưởng của một bản nhạc buồn. Ngaoì ra, Nguyễn Du cũng rất thành công trong việc sử dụng hàng loạt từ láy ” thấp thoáng” , ” xa xa” ” man mác” “rầu rầu” ” xanh xanh” ” ầm ầm” đứng ở cuối câu tạo nên nhịp điệu trầm và đã diễn tả sâu sắc tâm trạng đau thương, buồn thảm của Kiều. Tóm lại, tám câu cuối bài ” Kiều ở Lầu Ngưng Bích” không chỉ là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng về số phận và cuộc đời của Thúy Kiều trong lầu Ngưung Bích.
Tám câu thơ cuối của đoạn ” Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã diễn tả tâm trạng cô đơn buồn tủi, tuyệt vọng của Kiều. Sống trong lầu Ngưng Bích không khác gì đang bị giam lỏng, Kiều một mình bơ vơ, chơ chọi giữa không gian mênh mông. “cửa bể chiều hôm” gợi không gian biển khơi mênh mông, lại đặt trong thời gian chiều tà. Cảnh chiều hôm giữa không gian bao la ấy có một cánh buồm lẻ loi, lúc ẩn lúc hiện ” thấp thoáng” đã gợi lên cho ta sự lưu lạc tha hương cùng với nỗi buồn da diết của đứa con nơi ” đất khách quê người”. Trong không gian vô định kia, Kiều như nhìn thấy cánh hoa trôi và nghĩ đến thân phận mình hiện tại của mình. Cánh hoa trôi man mác nhưu chính cuộc đời của Kiều trôi vô định không biết điểm dừng. Cảnh “nội cỏ rầu rầu” đã gợi sự héo úa, tàn lụi. Đó không phải là một màu xanh của tự nhiên mà là một màu của sự u buồn càng làm cho Thúy Kiều thêm chán ngán, vô vọng. Ở hai câu thơ cuối đã có sự xuất hiện của âm thanh tiếng sóng ầm ầm như tiếng gào thét của lòng người trong cảnh ngộ bẽ bàng, tê tái. Nó không làm cho không gian vang động hơn mà càng khắc sâu thêm tâm trạng đau đớn lẫn dự cảm lo âu về tương lai của Kiều. Bằng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình cùng biện pháp tu từ điệp ngữ ” buồn trông” đã gợi nỗi buồn điệp trùng, triền miên, tạo âm hưởng của một bản nhạc buồn. Ngaoì ra, Nguyễn Du cũng rất thành công trong việc sử dụng hàng loạt từ láy ” thấp thoáng” , ” xa xa” ” man mác” “rầu rầu” ” xanh xanh” ” ầm ầm” đứng ở cuối câu tạo nên nhịp điệu trầm và đã diễn tả sâu sắc tâm trạng đau thương, buồn thảm của Kiều. Tóm lại, tám câu cuối bài ” Kiều ở Lầu Ngưng Bích” không chỉ là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng về số phận và cuộc đời của Thúy Kiều trong lầu Ngưung Bích.