Viết đoạn văn cảm nhận bài ca dao dưới đây, trong đoạn văn sử dụng một từ láy và một từ ghép, gạch chân và chú thích hai từ láy, ghép đó. “Thân em như

Viết đoạn văn cảm nhận bài ca dao dưới đây, trong đoạn văn sử dụng một từ láy và một từ ghép, gạch chân và chú thích hai từ láy, ghép đó.
“Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.”

0 bình luận về “Viết đoạn văn cảm nhận bài ca dao dưới đây, trong đoạn văn sử dụng một từ láy và một từ ghép, gạch chân và chú thích hai từ láy, ghép đó. “Thân em như”

  1.   Thân phận đáng thương của người phụ nữ trong xã hội xưa được thể hiện rõ nét qua bài ca dao trên. Hình ảnh so sánh “Thân em như trái bần trôi” đã phần nào thể hiện được cuộc đời của họ. hính cụm từ “thân em” đã nói lên những ai oán của người phụ nữ. Trai bần trôi là một trái nhỏ quả chín thơm và ngọt nhưng trước những sóng gió nghiệt ngã của cuộc đời, quả ngọt đó không thể nào được giữ gìn nguyên vẹn. Người phụ nữ cùng vậy, đẹp người đẹp nết nhưng số phận lại trôi nổ. Trái bần trôi theo dòng sông vô định, còn người phụ nữ nghèo thì cũng nổi trôi trong dòng đời vô định. Hiện thực nghiệt ngã, không một niềm hi vọng nào cho tương lai người phụ nữ.  Câu thơ nói lên sự lênh đênh của số phận người phụ nữ xưa.  “Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?” Cầu hỏi vừa là nỗi băn khoăn muôn thuở không lời giải đáp, vừa là lời than thân trách phận buồn đến não nề của người phuh nữ. Hạnh phúc là điều gì đó xa xỉ với người phụ nữ xưa.

    * Từ ghép: ca dao, đáng thương, phụ nữ, hy vọng,..

    * Từ láy: nghiệt ngã, lênh đênh

    Bình luận

Viết một bình luận