Viết đoạn văn cảm nhận bài ca dao hài hước, châm biếm mà con được học, được đọc

Viết đoạn văn cảm nhận bài ca dao hài hước, châm biếm mà con được học, được đọc

0 bình luận về “Viết đoạn văn cảm nhận bài ca dao hài hước, châm biếm mà con được học, được đọc”

  1. Ca dao là một sản phẩm của tác giả dân gian nhằm truyền đạt những tâm tư tình cảm của nhân dân lao động. Nội dung phản ánh của ca dao rất đa dạng từ tình cảm gia đình, quê hương, làng xóm đến tình cảm cá nhân, lứa đôi. Trong ca dao, còn có một loại phản ánh chính là ca dao hài hước. Đó chính là dùng tiếng cười trong những bài ca dao để châm biếm, phê phán và qua đó thể hiện tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lí nhân sinh của nhân dân lao động.

    Trước tiên, đó là bài ca dao cười về việc thách cưới trong xã hội xưa. Tác giả dân gian đã lấy hình thức đối đáp nam nữ để đem tiếng cười cho nhiều người, giúp họ vượt lên cảnh sống nghèo khó với niềm vui. Trong xã hội xưa, người đàn ông muốn lấy vợ thường phải đem lễ vật đến rước. Nhà gái sẽ thách cưới có thể là tiền cưới và lễ vật. Đây cũng thể hiện công ơn sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ và giá trị của người con gái đó. Nhưng nhiều khi, thách cưới cũng trở thành một hủ tục khi nhiều nhà thách cưới quá cao. Nhân dân sáng tác bài ca dao này với lời chàng trai lên tiếng trước. Tiếng cười bật lên từ nghệ thuật đối lập từ dự định ban đầu đến thực tế. Anh chàng mang theo lễ vật quý hiếm bằng con vật bốn chân: Chàng “dẫn voi” đây là cách nói khoa trương để gây cười. Nhưng sau đó lại giảm dần lễ vật từ con voi xuống trâu, rồi xuống bò, cuối cùng chỉ là con chuột béo:

    ” – Cưới nàng, anh toan dẫn voi
    Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn.
    Dẫn trâu, sợ họ máu hàn,
    Dẫn bò, sợ hò hàng co gân.
    Miễn là có thú bốn chân,
    Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng.

    Cuối cùng chỉ là con chuột béo, thú nhỏ nhất mà lại được chàng nói phóng đại lên là khao được cả làng. Từ đó, tạo ra sự đối lập để gây tiếng cười. Tiếng cười sảng khoái này thể hiện tâm hồn lạc quan của người dân.

    Đáp lại lời chàng trai chính là lời cô gái cũng tỏ ra sự hài hước:

    ” – Chàng dẫn thế, em lấy làm sang,
    Nỡ nào em lại phá ngang như lá…”

    Cô gái bắt đầu thách cưới và tác giả dân gian cũng sử dụng nghệ thuật đối lập. Đối lập với ” Người ta thách lợn thách gà” đó là thách ” một nhà khoai lang”. Khoai lang chính là sản vật mà người nông dân có thể trồng được. Cô gái đã thách cả nhà khoai lang nhưng với sự giảm dần về chất lượng:

    ” Củ to thì để mời làng,
    Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi.

    Củ to thì để mời làng, mời các vị có chức sắc, lớn tuổi trong làng để thể hiện sự tôn trọng và trọn tình nghĩa làng xóm. Còn đến họ hàng thì sao ” Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi”. Họ hàng thì dù gì cũng có tình cảm máu mủ, nên họ dễ dàng cảm thông, lượng thứ. Trẻ con cũng được ăn những củ mẻ. Còn củ rím, củ hà thì cho con lợn, con ăn. Chỉ với tám dòng ca dao khiến cho chúng ta hình dung được không khí gia đình dù cho có nghèo đói đơn sơ nhưng lại rất cảm động, giàu tình cảm.

    Trong ca dao hài hước còn xuất hiện tiếng cười chế giễu những kẻ ” làm trai” mà yếu đuối, hèn nhát không đáng mặt chí nam nhi.

    ” Làm trai cho đáng sức trai,
    Khom lưng chống gối, gánh hai hạt vừng”

    Câu ca dao đầu tiên như một lời khẳng định đầy trịnh trọng về chí làm trai. Làm trai nam nhi trong thiên hạ, sức dài vai rộng, mạnh mẽ phải có đáng sức trai. Tiếng cười chỉ bật lên với câu thứ hai với sự đối lập với sức trai chính là “Khom lưng, chống gối, gánh hai hạt vừng”. Hình ảnh thể hiện sự yếu đuối, đớn hèn của nam nhi. Sức trai khỏe mạnh vậy mà lại phải “Khom lưng, chống gối” tưởng để gánh gì lớn lao, nhưng chỉ là gánh một thứ được cân bằng cân tiểu li “hai hạt vừng”. Tư thế ấy khiến chàng trai hiện lên thật thảm hại, một cách phê phán đáng cười!

    Tiếng cười trong ca dao còn chế giễu những người chồng lười biếng, không có ý chí.

    ” Chồng người đi ngược về xuôi
    Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo”

    Trong gia đình, người chồng luôn giữ vai trò trụ cột để làm chỗ dựa cho vợ, con, cha mẹ. Vậy nên, làm người đàn ông chắc chắn cần có sự nghiệp, trước đây còn có cả chí làm quan. Trong bài ca dao trên, thì nói đến hình ảnh người đàn ông lười biếng cũng được tác giả dân gian sử dụng phép đối lập. Đối lập so sánh giữa “chồng người” – “Chồng em”. Chồng người thì đi ngược về xuôi để học hỏi, mở rộng tầm hiểu biết, có chí lớn, làm việc lớn. Còn chồng em thì ngồi bếp – một không gian hạn hẹp chỉ để làm sờ đuôi con mèo. Ý chỉ những ông chồng vô tích sự, không làm nên công trạng gì. Một cách cười hài hước, mỉa mai những kẻ lười biếng, không chịu lao động mở mang hiểu biết.

    Có thể thấy, các bài ca dao hài hước không chỉ đem tiếng cười vui mà cả tiếng cười phê phán. Tác giả dân gian thường sử dụng phép đối, phóng đại,… để thể hiện nội dung của bài. Những bài ca dao đó cũng chứng tỏ trí tuệ thông minh cũng sự lạc quan của người lao động trong cuộc sống

    https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-nhung-bai-ca-dao-hai-huoc-41951n.aspx
    Ca dao hài hước là một trong số những dạng làm văn được sử dụng nhiều trong chương trình học, bên cạnh bài làm văn Phân tích những bài Ca dao hài hước, học sinh và giáo viên tham khảo thêm các bài văn mẫu khác như Phân tích những câu Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa, Phân tích một số bài ca dao để làm nổi bật số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, Phân tích bài ca dao Ơn trời mưa nắng phải thì…a>, hay cả những phần Soạn bài Ca dao hài hước các bạn cùng theo dõi và ứng dụng cho quá trình làm văn tốt nhất.

    Bình luận
  2. Ca dao là một sản phẩm của tác giả dân gian nhằm truyền đạt những tâm tư tình cảm của nhân dân lao động. Nội dung phản ánh của ca dao rất đa dạng từ tình cảm gia đình, quê hương, làng xóm đến tình cảm cá nhân, lứa đôi. Trong ca dao, còn có một loại phản ánh chính là ca dao hài hước. Đó chính là dùng tiếng cười trong những bài ca dao để châm biếm, phê phán và qua đó thể hiện tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lí nhân sinh của nhân dân lao động.Trước tiên, đó là bài ca dao cười về việc thách cưới trong xã hội xưa. Tác giả dân gian đã lấy hình thức đối đáp nam nữ để đem tiếng cười cho nhiều người, giúp họ vượt lên cảnh sống nghèo khó với niềm vui. Trong xã hội xưa, người đàn ông muốn lấy vợ thường phải đem lễ vật đến rước. Nhà gái sẽ thách cưới có thể là tiền cưới và lễ vật. Đây cũng thể hiện công ơn sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ và giá trị của người con gái đó. Nhưng nhiều khi, thách cưới cũng trở thành một hủ tục khi nhiều nhà thách cưới quá cao. Nhân dân sáng tác bài ca dao này với lời chàng trai lên tiếng trước. Tiếng cười bật lên từ nghệ thuật đối lập từ dự định ban đầu đến thực tế. Anh chàng mang theo lễ vật quý hiếm bằng con vật bốn chân: Chàng “dẫn voi” đây là cách nói khoa trương để gây cười. Nhưng sau đó lại giảm dần lễ vật từ con voi xuống trâu, rồi xuống bò, cuối cùng chỉ là con chuột béo .Trong gia đình, người chồng luôn giữ vai trò trụ cột để làm chỗ dựa cho vợ, con, cha mẹ. Vậy nên, làm người đàn ông chắc chắn cần có sự nghiệp, trước đây còn có cả chí làm quan. Trong bài ca dao trên, thì nói đến hình ảnh người đàn ông lười biếng cũng được tác giả dân gian sử dụng phép đối lập. Đối lập so sánh giữa “chồng người” – “Chồng em”. Chồng người thì đi ngược về xuôi để học hỏi, mở rộng tầm hiểu biết, có chí lớn, làm việc lớn. Còn chồng em thì ngồi bếp – một không gian hạn hẹp chỉ để làm sờ đuôi con mèo. Ý chỉ những ông chồng vô tích sự, không làm nên công trạng gì. Một cách cười hài hước, mỉa mai những kẻ lười biếng, không chịu lao động mở mang hiểu biết.Có thể thấy, các bài ca dao hài hước không chỉ đem tiếng cười vui mà cả tiếng cười phê phán. Tác giả dân gian thường sử dụng phép đối, phóng đại,… để thể hiện nội dung của bài. Những bài ca dao đó cũng chứng tỏ trí tuệ thông minh cũng sự lạc quan của người lao động trong cuộc sống

    Bình luận

Viết một bình luận