Viết đoạn văn cảm nhận của em về tài năng và nhan sắc của thúy kiều
0 bình luận về “Viết đoạn văn cảm nhận của em về tài năng và nhan sắc của thúy kiều”
Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều của Nguyễn Du, ta không chỉ thấy một nàng Kiều có nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành, mang vẻ đẹp tuyệt mĩ. Mà qua những câu thơ tài tình của tác giả ta còn thấy nàng là con người tài hoa, vẻ đẹp nội tâm phong phú, sâu sắc.
Nguyễn Du đã dùng những câu thơ tuyệt bút nói về vẻ đẹp của Thúy Kiều:
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Dung mạo của nàng không được phác họa chi tiết, đầy đủ như Thúy Vân, nhưng chỉ qua đôi mắt tuyệt đẹp người đọc cũng đã có thể cảm nhận được hết vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân của nàng. Ấy cũng chính là cái tài của Nguyễn Du. Tác giả tiếp tục sử dụng bút pháp ước lệ để miêu tả về vẻ đẹp của Thúy Kiều: “Làn thu thủy, nét xuân sơn”, đôi mắt nàng mới đẹp làm sao, đó là một đôi mắt sáng, trong trẻo như làn nước mùa thu. Đôi lông mày mảnh, dài như dáng núi mùa xuân. Đôi mắt ấy còn gợi nên một thế giới nội tâm vô cùng đa dạng, phong phú, đó là tâm hồn nhạy cảm, tinh tế. Nàng đẹp hơn cả thiên nhiên, hơn cả tạo hóa, vẻ sắc sảo mặn mà ấy là “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”. Những từ ghen, hờn cho thấy thái độ tức tối, nổi giận của thiên nhiên. Từ đó cũng ngầm báo hiệu cuộc đời đầy sóng gió, truân chuyên của nàng sau này.
Kiều không chỉ có nhan sắc tuyệt mĩ mà tài năng của nàng của vào bậc hiếm có xưa nay:
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Tài năng của nàng đã đạt đến độ lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến “cầm, kì, thi, họa” đều đạt ở mức đỉnh cao. Trong những tài năng đó, xuất sắc nhất là tài đàn, nó đã trở thành sở trường đặc biệt của nàng, không ai có thể sánh kịp “nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”. Tài năng của nàng này không được thể hiện ngay trong đoạn trích, nhưng ở phần khác đã được Nguyễn Du khẳng định: “Cung cầm trong nguyệt, nước cờ dưới hoa”. Những khúc nhạc mà nàng sáng tác luôn mang một nỗi buồn khắc khoải, thê lương, gây nỗi thương cảm và xúc động lòng người. Dường như ngay từ những khúc nhạc của một cô gái chưa vướng bụi trần, luôn được bao bọc, che chở nhưng lại gợi về nỗi sầu thê lương của những người phụ nữ bạc mệnh. Những khúc nhạc ấy cũng như là dự báo về chính cuộc đời của nàng. Ngẫm lại đời mình, trải qua nhiều chông gai, Kiều cũng tự nhận:
Thưa rằng bạc mệnh khúc này
Phổ vào đàn ấy những ngày con thơ
Cung cầm lựa những ngày xưa
Và gương bạc mệnh bây giờ là đây
Nguyễn Du đã thật ưu ái khi miêu tả chân dung Thúy Kiều. Nàng hiện lên qua những câu thơ của ông không chỉ đẹp đẽ ở nhan sắc mà còn toàn diện ở trí tuệ, tinh thần. Nàng là tiêu biểu cho số phận người phụ nữ trong xã hội xưa, có nhan sắc, có trí tuệ nhưng lại chịu cảnh vùi dập của cuộc đời, của xã hội phong kiến. Thật cảm thương cho số phận của nàng, bởi vậy trong suốt cả bài thơ, hơn một lần Nguyễn Du đã phải thốt lên: “Hồng nhan quen thói má hồng đánh ghen”. Tố Hữu cũng xót thương cho đời nàng mà viết:
Chạnh lòng thương cô Kiều như đời dân tộc
Sắc tài sao mà lắm truân chuyên.
Bức tranh chân dung Thúy Kiều được dựng lên chủ yếu thông qua bút pháp ước lệ tượng trưng, lấy thiên nhiên để miêu tả vẻ đẹp con người. Nhưng vẻ đẹp của nàng còn vượt xa cả những chuẩn mực đó. Cho thấy vẻ đẹp tuyệt mĩ của tạo hóa. Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, giàu giá trị biểu cảm: ghen, hờn, sắc sảo, mặn mà,… góp phần làm nổi bật vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” của Thúy Kiều.
Đoạn trích đã thể hiện ngòi bút tinh tế, tài hoa của Nguyễn Du, khẳng định tài năng nghệ thuật tả người số một của ông quả là “kì tài diệu bút”. Tả Kiều không cốt tả hình dáng mà cốt để làm nổi bật vẻ đẹp và trí tuệ của nàng. Những câu thơ về Kiều còn mang tính chất dự báo về số phận éo le, một cuộc đời đầy trắc trở. Qua đó cũng thể hiện sự nâng niu trân trọng của Nguyễn Du trước vẻ đẹp của người phụ nữ.
Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều của Nguyễn Du, ta không chỉ thấy một nàng Kiều có nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành, mang vẻ đẹp tuyệt mĩ. Mà qua những câu thơ tài tình của tác giả ta còn thấy nàng là con người tài hoa, vẻ đẹp nội tâm phong phú, sâu sắc.
Nguyễn Du đã dùng những câu thơ tuyệt bút nói về vẻ đẹp của Thúy Kiều:
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Dung mạo của nàng không được phác họa chi tiết, đầy đủ như Thúy Vân, nhưng chỉ qua đôi mắt tuyệt đẹp người đọc cũng đã có thể cảm nhận được hết vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân của nàng. Ấy cũng chính là cái tài của Nguyễn Du. Tác giả tiếp tục sử dụng bút pháp ước lệ để miêu tả về vẻ đẹp của Thúy Kiều: “Làn thu thủy, nét xuân sơn”, đôi mắt nàng mới đẹp làm sao, đó là một đôi mắt sáng, trong trẻo như làn nước mùa thu. Đôi lông mày mảnh, dài như dáng núi mùa xuân. Đôi mắt ấy còn gợi nên một thế giới nội tâm vô cùng đa dạng, phong phú, đó là tâm hồn nhạy cảm, tinh tế. Nàng đẹp hơn cả thiên nhiên, hơn cả tạo hóa, vẻ sắc sảo mặn mà ấy là “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”. Những từ ghen, hờn cho thấy thái độ tức tối, nổi giận của thiên nhiên. Từ đó cũng ngầm báo hiệu cuộc đời đầy sóng gió, truân chuyên của nàng sau này.
Kiều không chỉ có nhan sắc tuyệt mĩ mà tài năng của nàng của vào bậc hiếm có xưa nay:
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Tài năng của nàng đã đạt đến độ lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến “cầm, kì, thi, họa” đều đạt ở mức đỉnh cao. Trong những tài năng đó, xuất sắc nhất là tài đàn, nó đã trở thành sở trường đặc biệt của nàng, không ai có thể sánh kịp “nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”. Tài năng của nàng này không được thể hiện ngay trong đoạn trích, nhưng ở phần khác đã được Nguyễn Du khẳng định: “Cung cầm trong nguyệt, nước cờ dưới hoa”. Những khúc nhạc mà nàng sáng tác luôn mang một nỗi buồn khắc khoải, thê lương, gây nỗi thương cảm và xúc động lòng người. Dường như ngay từ những khúc nhạc của một cô gái chưa vướng bụi trần, luôn được bao bọc, che chở nhưng lại gợi về nỗi sầu thê lương của những người phụ nữ bạc mệnh. Những khúc nhạc ấy cũng như là dự báo về chính cuộc đời của nàng. Ngẫm lại đời mình, trải qua nhiều chông gai, Kiều cũng tự nhận:
Thưa rằng bạc mệnh khúc này
Phổ vào đàn ấy những ngày con thơ
Cung cầm lựa những ngày xưa
Và gương bạc mệnh bây giờ là đây
Nguyễn Du đã thật ưu ái khi miêu tả chân dung Thúy Kiều. Nàng hiện lên qua những câu thơ của ông không chỉ đẹp đẽ ở nhan sắc mà còn toàn diện ở trí tuệ, tinh thần. Nàng là tiêu biểu cho số phận người phụ nữ trong xã hội xưa, có nhan sắc, có trí tuệ nhưng lại chịu cảnh vùi dập của cuộc đời, của xã hội phong kiến. Thật cảm thương cho số phận của nàng, bởi vậy trong suốt cả bài thơ, hơn một lần Nguyễn Du đã phải thốt lên: “Hồng nhan quen thói má hồng đánh ghen”. Tố Hữu cũng xót thương cho đời nàng mà viết:
Chạnh lòng thương cô Kiều như đời dân tộc
Sắc tài sao mà lắm truân chuyên.
Bức tranh chân dung Thúy Kiều được dựng lên chủ yếu thông qua bút pháp ước lệ tượng trưng, lấy thiên nhiên để miêu tả vẻ đẹp con người. Nhưng vẻ đẹp của nàng còn vượt xa cả những chuẩn mực đó. Cho thấy vẻ đẹp tuyệt mĩ của tạo hóa. Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, giàu giá trị biểu cảm: ghen, hờn, sắc sảo, mặn mà,… góp phần làm nổi bật vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” của Thúy Kiều.
Đoạn trích đã thể hiện ngòi bút tinh tế, tài hoa của Nguyễn Du, khẳng định tài năng nghệ thuật tả người số một của ông quả là “kì tài diệu bút”. Tả Kiều không cốt tả hình dáng mà cốt để làm nổi bật vẻ đẹp và trí tuệ của nàng. Những câu thơ về Kiều còn mang tính chất dự báo về số phận éo le, một cuộc đời đầy trắc trở. Qua đó cũng thể hiện sự nâng niu trân trọng của Nguyễn Du trước vẻ đẹp của người phụ nữ.
Mm chỉ bt vậy thui thông cảm