0 bình luận về “Viết đoạn văn cảm nhận khổ 2 bài Viếng lăng Bác”
Cảm xúc của Viễn Phương khi tho đoàn người vào lăng viếng Bác đã được làm rõ ở khổ hai của bài thơ “Viếng lăng Bác”. Khổ thơ thứ hai được tạo nên từ cặp câu với hình ảnh thực- một mặt trời thiên nhiên rực rỡ và ẩn dụ sóng đôi- hình ảnh Bác Hồ:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…”
Màu sắc “rất đỏ” làm cho câu thơ có hình ảnh đẹp gây ấn tượng sâu xa hơn, nói lên tư tưởng cách mạng, lòng yêu nước nồng nàn của Bác. Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh thực. Từ “ngày ngày” diễn tả cảnh tượng có thực đang diễn ra hàng ngày, dòng người ngày nào cũng đi trong nỗi xúc động, bồi hồi, trong lòng tiếc thương kính cẩn. Nhịp thơ chậm, giọng thơ trầm như bước chân dòng người vào viếng lăng Bác. Dòng người vào lăng Bác kết thành những tràng hoa không chỉ là hình ảnh tả thực so sánh mà còn là một ẩn dụ đẹp, sáng tạo của nhà thơ: những bông hoa tươi thắm đó đang dâng lên Người những gì tốt đẹp nhất. Dâng” bảy mươi chín mùa xuân” là hình ảnh hoán dụ mang ý nghĩa tượng trưng: con người bảy mươi chín mùa xuân ấy đã sống một cuộc đời đẹp như những mùa xuân và đã làm lên những mùa xuân cho đất nước, cho con người. Hình ảnh thơ đã bộc lộ tấm lòng thành kính và biết ơn sâu sắc của nhà thơ, của nhân dân đối với Bác Hồ.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…
Khổ thơ thứ hai đã cho thấy cảm xúc của nhà thơ Viễn Phương khi đứng trước lăng Bác. Thi sĩ đã sử dụng một hình ảnh ẩn dụ tuyệt đẹp để thể hiện niềm kính yêu với Bác. mặt trời của tạo hóa thì ngày ngày đi qua trên lăng. Còn có một mặt trời vĩ đại thì “nằm trong lăng rất đỏ”. Đó chính là hình ảnh ẩn dụ cho Bác Hồ. Bác giống như mặt trời của vũ trụ, Bác là nguồn ánh sáng soi đường cho dân tộc bước ra khỏi đêm đen nô lệ. Bác sẽ mãi trường tồn và vĩnh cửu như mặt trời. Cách ví von của Viễn Phương đã cho thấy niềm trân trọng, kính yêu, biết ơn và ngợi ca sự vĩ đại, công lao trời bể của Bác dành cho dân tộc Việt Nam.
“Mặt trời” của đất nước ta vẫn luôn sống mãi với nhân dân như vậy đấy. Viễn Phương đã hòa vào dòng người để thể hiện tình yêu với Bác:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…
Từ láy “ngày ngày” đã cho thấy sự liên tục như không dứt của đoàn người về thăm Bác. Những đoàn người mang đầy nỗi kính yêu, thương nhớ để về thủ đô, lặng lẽ thăm Người. Dòng người đã dâng lên Người những tràng hoa tươi thắm để tỏ lòng thành kính của mình. “Tràng hoa” theo nghĩa thực có thể được hiểu là những bông hoa kết thành vòng, song nó cũng là “tràng hoa” của lngf người, của tình yêu vô bờ với Bác. Những tràng hoa đẹp đẽ ấy dâng lên để tri ân với 79 mùa xuân của Người – 79 năm trọn vẹn cống hiến cho Tổ quốc. Như vậy, bằng khổ thơ thứ hai, Viễn Phương đã bày tỏ được niềm xúc động, thổn thức khi đứng trước lăng Bác.
Cảm xúc của Viễn Phương khi tho đoàn người vào lăng viếng Bác đã được làm rõ ở khổ hai của bài thơ “Viếng lăng Bác”. Khổ thơ thứ hai được tạo nên từ cặp câu với hình ảnh thực- một mặt trời thiên nhiên rực rỡ và ẩn dụ sóng đôi- hình ảnh Bác Hồ:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…”
Màu sắc “rất đỏ” làm cho câu thơ có hình ảnh đẹp gây ấn tượng sâu xa hơn, nói lên tư tưởng cách mạng, lòng yêu nước nồng nàn của Bác. Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh thực. Từ “ngày ngày” diễn tả cảnh tượng có thực đang diễn ra hàng ngày, dòng người ngày nào cũng đi trong nỗi xúc động, bồi hồi, trong lòng tiếc thương kính cẩn. Nhịp thơ chậm, giọng thơ trầm như bước chân dòng người vào viếng lăng Bác. Dòng người vào lăng Bác kết thành những tràng hoa không chỉ là hình ảnh tả thực so sánh mà còn là một ẩn dụ đẹp, sáng tạo của nhà thơ: những bông hoa tươi thắm đó đang dâng lên Người những gì tốt đẹp nhất. Dâng” bảy mươi chín mùa xuân” là hình ảnh hoán dụ mang ý nghĩa tượng trưng: con người bảy mươi chín mùa xuân ấy đã sống một cuộc đời đẹp như những mùa xuân và đã làm lên những mùa xuân cho đất nước, cho con người. Hình ảnh thơ đã bộc lộ tấm lòng thành kính và biết ơn sâu sắc của nhà thơ, của nhân dân đối với Bác Hồ.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…
Khổ thơ thứ hai đã cho thấy cảm xúc của nhà thơ Viễn Phương khi đứng trước lăng Bác. Thi sĩ đã sử dụng một hình ảnh ẩn dụ tuyệt đẹp để thể hiện niềm kính yêu với Bác. mặt trời của tạo hóa thì ngày ngày đi qua trên lăng. Còn có một mặt trời vĩ đại thì “nằm trong lăng rất đỏ”. Đó chính là hình ảnh ẩn dụ cho Bác Hồ. Bác giống như mặt trời của vũ trụ, Bác là nguồn ánh sáng soi đường cho dân tộc bước ra khỏi đêm đen nô lệ. Bác sẽ mãi trường tồn và vĩnh cửu như mặt trời. Cách ví von của Viễn Phương đã cho thấy niềm trân trọng, kính yêu, biết ơn và ngợi ca sự vĩ đại, công lao trời bể của Bác dành cho dân tộc Việt Nam.
“Mặt trời” của đất nước ta vẫn luôn sống mãi với nhân dân như vậy đấy. Viễn Phương đã hòa vào dòng người để thể hiện tình yêu với Bác:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…
Từ láy “ngày ngày” đã cho thấy sự liên tục như không dứt của đoàn người về thăm Bác. Những đoàn người mang đầy nỗi kính yêu, thương nhớ để về thủ đô, lặng lẽ thăm Người. Dòng người đã dâng lên Người những tràng hoa tươi thắm để tỏ lòng thành kính của mình. “Tràng hoa” theo nghĩa thực có thể được hiểu là những bông hoa kết thành vòng, song nó cũng là “tràng hoa” của lngf người, của tình yêu vô bờ với Bác. Những tràng hoa đẹp đẽ ấy dâng lên để tri ân với 79 mùa xuân của Người – 79 năm trọn vẹn cống hiến cho Tổ quốc. Như vậy, bằng khổ thơ thứ hai, Viễn Phương đã bày tỏ được niềm xúc động, thổn thức khi đứng trước lăng Bác.