Viết đoạn văn cảm nhận về khổ thơ cuối trong bài thơ ông đồ của vũ đình liên Chú ý: không chép mạng

By Nevaeh

Viết đoạn văn cảm nhận về khổ thơ cuối trong bài thơ ông đồ của vũ đình liên
Chú ý: không chép mạng

0 bình luận về “Viết đoạn văn cảm nhận về khổ thơ cuối trong bài thơ ông đồ của vũ đình liên Chú ý: không chép mạng”

  1. ‘Năm nay đào lại nở…’

    Đó là hiện tại, tất nhiên chỉ là một hiện tại giả thuyết cho nhà thơ . Sự xác định này giống như một cánh cửa khép lại đối với họ mà thôi. Còn với cuộc đời, guồng quay của nó bất tận. Ý niệm về sự tuần hoàn của nó vẫn được gợi lên qua hình ảnh của bông hoa, biểu tượng cho sự tái sinh vĩnh viễn. Ngoài ra, ý niệm ấy còn được biểu hiện qua việc gần như lặp lại toàn bộ câu đầu bài thơ, với một vài nét biến thái nhỏ :“Mỗi năm hoa đào nở… Năm nay đào lại nở…”.

    Nghệ thuật trùng điệp không bao giờ hoàn toàn là sự lặp lại. Khổ thơ cuối cùng vẫn đặt song song hai hình ảnh từng được chú ý rọi sáng từ đầu bài: “hoa đào” bên cạnh “ông đồ”. Tuy nhiên, ở đây, chỉ có sự chuyển hóa của một hình ảnh ngày càng mở rộng, mơ hồ, khó nắm bắt:

    “Năm nay đào lại nở,

    Không thấy ông đồ xưa.

    Những người muôn năm cũ

    Hồn ở đâu bây giờ?”

    Tới đây ta đã thấy được trong hai hình ảnh ấy “hoa đào” và “ông đồ” đâu là điểm hội tụ nét đẹp của bài thơ. Hoa đào vẫn vậy. Nhưng hình ảnh mà nhà thơ dõi theo, đó chính là con người được vẽ lên trong sự chuyển hóa: ông đồ già – ông đồ xưa – những người muôn năm cũ – hồn.

    có j thì bạn tham khảo thêm nhé! 

    Trả lời
  2. Vũ Đình Liên bước vào “Thơ mới” với tấm lòng cảm thương chân thành, và mang nặng niềm hoài cổ. Ông đồ là một kiệt tác của nhà thơ. Bài thơ khép lại với hình ảnh:

    Năm nay đào lại nở,Không thấy ông đồ xưa.Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?

    Bài thơ được mở ra bằng hình ảnh rất nhẹ và khép lại cũng rất khẽ khàng. Năm xưa, khi hoa đào nở, ta thấy hình ảnh ông đồ hiện lên đẹp và rực rỡ làm sao: tay viết câu đôi đỏ. Nhưng nay, cùng thời điểm khi đào nở ông đồ đã không còn nữa. Hình ảnh cũng đã nhạt dần và biến mất vào thời gian. Câu hỏi đặt ra như xoáy sâu vào lòng người đọc:

    Năm nay đào lại nở,Không thấy ông đồ xưa.

    Trả lời

Viết một bình luận