Viết đoạn văn có câu chủ đề”Lão hạc rất đau đớn khi phải bán cậu vàng”,trình bày theo cách diễn dịch hoặc qui nạp
0 bình luận về “Viết đoạn văn có câu chủ đề”Lão hạc rất đau đớn khi phải bán cậu vàng”,trình bày theo cách diễn dịch hoặc qui nạp”
Lão hạc rất đau đớn khi phải bán cậu vàng. Vỗn coi Cậu Vàng như con, như người bạn tri kỉ của mình nên đến khi phải bán chó đi, diễn biến tâm trạng của lão Hạc vô cùng phức tạp. Sự dùng dằng thể hiện qua việc năm lần bảy lượt lão thủ thỉ với ông giáo:” Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ!”. Quyết định bán chó đến với lão chẳng hề dễ dàng,lão phải đắn đo, suy tính rất nhiều. Lão vốn cô đơn, buồn tủi là thế, lại còn nghèo khó, chỉ có cậu Vàng là người bạn duy nhất trong lúc lão một mình để lão tâm sự sớm khuya. Vì vậy chắc chắn rằng sau khi bán nó đi rồi, tâm trạng của lão sẽ có biết bao thay đổi. Lão tìm đến ông giáo, chạy sang nhà ông báo: “Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!”, “cố làm ra vui vẻ” nhưng trông “lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”. Lão Hạc cảm thấy xót xa vì mất đi niềm yêu thương an ủi, mất đi người bạn thân- người con- người cháu…Sau đó là sự ân hận vì mình nỡ lừa dối 1 con chó trong khi nó không hề biết gì cả “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này?”. Câu trách móc của cậu Vàng hay chính lão Hạc tự trách móc chính mình.. Nỗi đau đớn, quằn quại, thê thảm trong tận cõi lòng được gợi tả trên khuôn mặt cũ kĩ, già nua, khô héo và nhăn nhúm. Một tâm hồn đau khổ đến cạn kiệt cả nước mắt. Tấm lòng người lão nông dân ấy bao la, sâu nặng biết nhường nào. Con chó Vàng sẽ bị người ta giết thịt. Lão Hạc dự cảm rõ điều đó. Chính vì vậy chúng ta thấy xót thương biết bao khi thấy ông lão khốn khổ và nhân hậu ấy rơi vào bi kịch. Vì hạnh phúc của người con này, lão Hạc đã phải chứng kiến cái chết của “người con” khác – phải tự huỷ diệt 1 niềm vui, 1 kỉ vật thân thương của đời mình. Xung quanh việc lão Hạc bán “cậu Vàng”, ta đã nhận ra đây là 1 con người sống rất tình nghĩa, thuỷ chung.
Lão hạc rất đau đớn khi phải bán cậu vàng. Vỗn coi Cậu Vàng như con, như người bạn tri kỉ của mình nên đến khi phải bán chó đi, diễn biến tâm trạng của lão Hạc vô cùng phức tạp. Sự dùng dằng thể hiện qua việc năm lần bảy lượt lão thủ thỉ với ông giáo:” Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ!”. Quyết định bán chó đến với lão chẳng hề dễ dàng,lão phải đắn đo, suy tính rất nhiều. Lão vốn cô đơn, buồn tủi là thế, lại còn nghèo khó, chỉ có cậu Vàng là người bạn duy nhất trong lúc lão một mình để lão tâm sự sớm khuya. Vì vậy chắc chắn rằng sau khi bán nó đi rồi, tâm trạng của lão sẽ có biết bao thay đổi. Lão tìm đến ông giáo, chạy sang nhà ông báo: “Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!”, “cố làm ra vui vẻ” nhưng trông “lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”. Lão Hạc cảm thấy xót xa vì mất đi niềm yêu thương an ủi, mất đi người bạn thân- người con- người cháu…Sau đó là sự ân hận vì mình nỡ lừa dối 1 con chó trong khi nó không hề biết gì cả “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này?”. Câu trách móc của cậu Vàng hay chính lão Hạc tự trách móc chính mình.. Nỗi đau đớn, quằn quại, thê thảm trong tận cõi lòng được gợi tả trên khuôn mặt cũ kĩ, già nua, khô héo và nhăn nhúm. Một tâm hồn đau khổ đến cạn kiệt cả nước mắt. Tấm lòng người lão nông dân ấy bao la, sâu nặng biết nhường nào. Con chó Vàng sẽ bị người ta giết thịt. Lão Hạc dự cảm rõ điều đó. Chính vì vậy chúng ta thấy xót thương biết bao khi thấy ông lão khốn khổ và nhân hậu ấy rơi vào bi kịch. Vì hạnh phúc của người con này, lão Hạc đã phải chứng kiến cái chết của “người con” khác – phải tự huỷ diệt 1 niềm vui, 1 kỉ vật thân thương của đời mình. Xung quanh việc lão Hạc bán “cậu Vàng”, ta đã nhận ra đây là 1 con người sống rất tình nghĩa, thuỷ chung.