Viết đoạn văn diễn dịch 10-12 câu làm rõ vẻ đẹp của hình ảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá trong đoạn thơ thứ 2

Viết đoạn văn diễn dịch 10-12 câu làm rõ vẻ đẹp của hình ảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá trong đoạn thơ thứ 2

0 bình luận về “Viết đoạn văn diễn dịch 10-12 câu làm rõ vẻ đẹp của hình ảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá trong đoạn thơ thứ 2”

  1. Bài thơ Quê hương của Tế Hanh là bài thơ vô cùng hay nói về vẻ đẹp của người dân làng chài. Khung cảnh hiện ra là một buổi sáng vô cùng đẹp, trời trong xanh, người dân ra khơi đánh cá. Hình ảnh người dân rất đẹp, tích cực khí thế tham gia lao động. Những người lao động là trai tráng giàu sức, mạnh mẽ ra khơi. Chắc cũng chính vì thế mà Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt Trường Giang. Con thuyền được so sánh như con tuấn mã làm cho câu thơ có cảm giác như mạnh mẽ hơn, thể hiện niềm vui và phấn khởi của những người dân chài. Không có gì có thể ngăn cản được sức mạnh của họ. Mọi công việc dường như tạo nên rất nhẹ nhàng. Họ không thấy gì nặng nhọc ” Rướn thân trắng bao la thu góp gió” tất cả rất mạnh mẽ, hiệu quả công việc rất cao. Nhờ như thế mà cá đầy ghe. Vẻ đẹp của người dân làng chài là lao động hết mình, cùng nhau xây dựng đất nước.

    Bình luận
  2. Nhà thơ Tế Hanh đã tái hiện khung cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá trong buổi bình minh vô cùng ấn tượng. Không gian, thời gian lần lượt hiện ra với tất cả ưu ái, thuận lợi dành cho người ngư dân với “Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng”- thiên nhiên đẹp tươi làm con thuyền ra khơi trong thi vị, trong chờ mong, trong niềm tâm trạng náo nức, khát khao. Người lao động là những trai tráng đảm nhiệm công việc mưu sinh dẫu nặng nhọc. Vẻ đẹp của họ là vẻ đẹp hình thể, vẻ đẹp của sức mạnh và ý chí mang theo con thuyền ra khơi. Với bút pháp so sánh, hìn hảnh  con thuyền được hình dung với “con tuấn mã” tạo cho ta liên tưởng về vẻ đẹp khỏe khoắn, về sức mạnh lớn lao của con thuyền. Người ngư dân làm chủ biển khơi với tư thế oai hùng được thể hiện qua động từ “phăng, vượt” . So sánh cánh buồm no gió với mảnh hồn làng và ẩn dụ được sử dụng trong câu thơ đã khẳng định được vẻ đẹp trong con thuyền mang ước mơ, khát khao của người dân biển. Chiếc thuyền “rướn thân” “góp gió” trong tư thế phăng phăng tiến về phía trước cùng niềm tin, hi vọng lớn lao. Tế Hanh đã gửi vào đó tình yêu, sự gắn bó tha thiết với làng nghề chài lưới quê mình. Khugn cảnh đoàn thuyền ra khơi với vẻ đẹp mang lại niềm hứng khởi, gửi gắm bao niềm yêu, bao hi vọng trong mỗi con người. 

    Bình luận

Viết một bình luận