viết đoạn văn diễn dịch ( hoặc qui nạp) nêu cảm nhận của em về nhân vật Đôn Ki- hô- tê, qua đoạn trích
“Đánh nhau với cối xay gió” của Xéc van tét
viết đoạn văn diễn dịch ( hoặc qui nạp) nêu cảm nhận của em về nhân vật Đôn Ki- hô- tê, qua đoạn trích
“Đánh nhau với cối xay gió” của Xéc van tét
Mk viết theo mô hình diễn dịch nha.
Trong đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” của tác giả Xéc-van-tét, nhân vật Đôn-ki-hô-tê đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc. Đôn-ki-hô-tê là 1 lão quý tộc nghèo ham mê truyện kiếm hiệp. Đôi lúc, ông ta có những lí tưởng rất cao đẹp và em rất ngưỡng mộ những lí tưởng đó. Nhưng cũng có lúc lí tưởng của ông ta rất ảo tưởng và viển vông. Ông ta là 1 người bảo thủ, sống không thực tế. Em thấy ông ta thật điên rồ khi đánh nhau với cối xay gió.
Bn tham khảo!
Xin CTLHN ^^
Vì là đoạn diễn dịch nên ko có câu kết nha (chắc bn cx biết)^^
Đôn Ki-hô-tê của Xéc-van-téc (1547 – 1616) là một kiệt tác văn chương của thời đại Phục hưng. Tác phẩm đã ghi lại bao chiến tích của người hùng Đôn Ki-hô-tê mà đỉnh cao là cuộc phiêu lưu đánh nhau với cối xay gió. Sự ngông cuồng của hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê là đỉnh cao của sự mê muội.
Sau trận đánh nhau với bọn lái buôn, vì họ không công nhận công nương Đuyn-xi-nê-a là đẹp nhất trần gian, Đôn Ki-hô-tê bị nện một trận nhừ tử, bị bắt đưa về làng một thời gian, giờ đây lão ta lại ra đi với mộng chiến công. Lần này có thêm quan giám mã Xan-chô Pan-xa theo hầu.
Trận đánh diễn ra vào lúc ban trưa. Từ xa nhìn thấy bốn chục cối xay gió giữa đồng, hiệp sĩ xứ Man-tra reo lên vì vận may đã tới. Quân địch là ba bốn chục tên khổng lồ ghê gớm, mỗi tên có cánh tay dài tới gần hai dặm. Lão quyết tiêu diệt lũ khổng lồ yêu quái này, trước là để thu chiến lợi phẩm mà trở nên giàu sang, sau nữa là để quét sạch lũ xấu xa này khỏi trái đất và để phụng sự Chúa! Mặc dù đã nhìn gà hóa cáo, nhưng mục tiêu chiến đấu của Đôn Ki- hô-tê không kém phần thiêng liêng! Giám mã đã hết lời can ngăn nhưng lão ta bỏ ngoài tai hết. Lão nạt giám mã: Nếu anh sợ thì hãy lánh ra xa mà cầu kinh…. Với sát khí đằng dằng, lão già hiệp sĩ thét lớn: chớ có chạy trốn, lũ hèn mạt nhát gan kia, bởi duy nhất chỉ có một hiệp sĩ tấn công bọn mi đây. Lão vung giáo, cảnh cáo:
Xem thêm: So sánh bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và Đồng chí của Chính Hữu để thấy được tuy có những điểm khác nhau nhưng có điểm chung là đều có tư tưởng cao đẹp cống hiến cho đất nước
Dù cho bọn người có vung nhiều cánh tay hơn cả gã khổng lồ Bri- a-rê-ô các ngươi cũng sắp phải đền tội. Trước khi xung trận, lão ta không quên cầu cứu nàng tình nhân Đuyn xi-nê-a phù hộ cho trong cơn nguy biến này!.
Mê muội và ngông cuồng, lão lấy khiên che kín thân, tay lăm lăm ngọn giáo thúc con Rô-xi-nan-tê phi thẳng tới chiếc cối xay gió gần nhất. Lão dâm thẳng mũi giáo vào cánh quạt cối xay. Tưởng là tên khổng lồ sẽ máu đổ xương tan. Ai ngờ, gió nổi lên, cối xay gió quay tít, ngọn giáo lão hiệp sĩ gãy tan tành. Trên chiến địa cả ngựa và người ngã văng ra xa. Lúc giám mã thúc lừa tới cứu thì đã thấy chủ tướng nằm không cựa quậy.
Cảnh đánh nhau với cối xay gió thật hóm hỉnh, hài hước. Nghệ thuật dựng cảnh và kể chuyện tài tình đã tái hiện một trận đánh thời trung cổ. Ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của Đôn Ki-hô-tê cho thấy sự ngông cuồng và mụ mẫm đã lên tới cực độ! Nhà văn Xec-van-tex đã sử dụng thủ pháp đối lập tương phản, phóng đại, trào lộng rất thành công để châm biếm các hiệp sĩ Tây Ban Nha thời Trung cổ đã quá lỗi thời. Đằng sau nụ cười chế giễu là sự hóm hỉnh đề cao tình yêu tự do, công lí, lòng yêu đời… mang tính nhân văn.