viết doan văn dien dich khao 12 câu diễn dịch về bài đồng chí tu câu 8 đến câu 19
0 bình luận về “viết doan văn dien dich khao 12 câu diễn dịch về bài đồng chí tu câu 8 đến câu 19”
Đoạn thơ đã khắc họa một bức tranh sống động về tình đồng chí, đồng đội sâu sắc. Đồng chí đó là sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng thầm kín của nhau. Những người lính hiểu lòng nhau, thông cảm sâu sắc với nhau, họ cùng tâm tư, cùng nỗi nhớ: nhớ gốc đa, bến nước, sân đình, người thân yêu… Không chỉ chia sẻ cùng nhau những niềm vui, nỗi buồn hay các câu chuyện tâm tình nơi quê nhà mà họ còn chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính – “sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”. Hình ảnh chân thực từ cuộc sống bình dị, lời thơ mộc mạc dân giã, câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau. Họ cùng chia sẻ gian lao, thiếu thốn, bệnh tật của cuộc đời quân ngũ. Bởi lẽ tình đồng chí đem lại cho họ tinh thần lạc quan vui vẻ tình thương nhau chân thành sâu sắc” Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!”. Ba câu thơ cuối là một bức chạm khắc hình tượng người lính và tình đồng đội, đồng chí thiêng liêng bằng thơ ca ” Đêm nay rừng hoang sương muối/Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới/Đầu súng trăng treo”. Những dòng thơ đã khắc hoạ rất chân thực hoàn cảnh sống và chiến đấu vô cùng gian khổ của người chiến sĩ “Đêm nay rừng hoang sương muối”. Người lính sống trong thời khắc căng thẳng nhất với nhiệm vụ vô cùng nặng nề: “ Chờ giặc tới’. Trong hoàn cảnh gian khổ, khốc liệt ấy, ta bất ngờ nhận ra tâm hồn người lính vẫn chan chứa chất thơ “ đầu súng trăng treo”.Hình ảnh đó đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ: Trong gian lao thử thách vẫn chan chứa chất thơ, vẫn lạc quan yêu đời.
Đoạn thơ đã khắc họa một bức tranh sống động về tình đồng chí, đồng đội sâu sắc. Đồng chí đó là sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng thầm kín của nhau. Những người lính hiểu lòng nhau, thông cảm sâu sắc với nhau, họ cùng tâm tư, cùng nỗi nhớ: nhớ gốc đa, bến nước, sân đình, người thân yêu… Không chỉ chia sẻ cùng nhau những niềm vui, nỗi buồn hay các câu chuyện tâm tình nơi quê nhà mà họ còn chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính – “sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”. Hình ảnh chân thực từ cuộc sống bình dị, lời thơ mộc mạc dân giã, câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau. Họ cùng chia sẻ gian lao, thiếu thốn, bệnh tật của cuộc đời quân ngũ. Bởi lẽ tình đồng chí đem lại cho họ tinh thần lạc quan vui vẻ tình thương nhau chân thành sâu sắc” Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!”. Ba câu thơ cuối là một bức chạm khắc hình tượng người lính và tình đồng đội, đồng chí thiêng liêng bằng thơ ca ” Đêm nay rừng hoang sương muối/Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới/Đầu súng trăng treo”. Những dòng thơ đã khắc hoạ rất chân thực hoàn cảnh sống và chiến đấu vô cùng gian khổ của người chiến sĩ “Đêm nay rừng hoang sương muối”. Người lính sống trong thời khắc căng thẳng nhất với nhiệm vụ vô cùng nặng nề: “ Chờ giặc tới’. Trong hoàn cảnh gian khổ, khốc liệt ấy, ta bất ngờ nhận ra tâm hồn người lính vẫn chan chứa chất thơ “ đầu súng trăng treo”.Hình ảnh đó đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ: Trong gian lao thử thách vẫn chan chứa chất thơ, vẫn lạc quan yêu đời.