Viết đoạn văn diễn dịch phân tích khổ 3 văn bản Nhớ Rừng sử dụng câu hỏi tu từ.
0 bình luận về “Viết đoạn văn diễn dịch phân tích khổ 3 văn bản Nhớ Rừng sử dụng câu hỏi tu từ.”
Khổ thơ thứ ba bài Nhớ rừng của THế Lữ là khổ thơ hay và đặc sắc để lại trong mỗi chúng ta những ấn tượng sâu sắc. Những câu thơ là bức tranh tứ bình độc đáo về tâm trạng, về hoài niệm của chúa sơn lâm thuở nào. Từng tâm trạng và xúc cảm của chúa sơn lâm được khắc họa qua câu chữ khiến bạn đọc không khỏi xúc động. Bức tranh đêm hiện lên thật đẹp với ánh trăng là bức tranh êm dịu trong toàn khổ thơ. Con hổ “say mồi”, “uống ánh trăng”, hình ảnh đó làm ta liên tưởng đến thi sĩ trong đêm thơ mông. Ngày mưa trở thành bức tranh thứ hai trong khổ thơ gắn liền với tư thế trầm ngâm của hổ. Nó ngắm nhìn rừng già dưới cơn mưa, ngắm nhìn giang sơn hùng vĩ. Và chính những giọt mưa ấy làm sống dậy khung cảnh bình minh với “cây xanh nắng gội”. Đặc biệt, tiếng chim, tiếng hót ấy làm núi rừng như rộn ràng hơn cả. Còn những chiều hoàng hôn rực rỡ làm lòng người thêm phần vấn vương. Người chúa tể mang trong mình sức mạnh của nó với sự hùng dũng, với khí thế oai phong. Nó như vươn mình trong đêm với vẻ uy nghi cùng sức mạnh lớn lao. Phải chăng khao khát ở hổ cũng là niềm khao khát của người tri thức nhỏ bé về một tương lai tự do, về một con đường sáng? Nỗi hoài niệm tiếc nuối thì mãi ở lại với niềm “than ôi”. Nỗi đau dường như giằng xé trong hổ và trong mỗi chúng ta.
Khổ thơ thứ ba bài Nhớ rừng của THế Lữ là khổ thơ hay và đặc sắc để lại trong mỗi chúng ta những ấn tượng sâu sắc. Những câu thơ là bức tranh tứ bình độc đáo về tâm trạng, về hoài niệm của chúa sơn lâm thuở nào. Từng tâm trạng và xúc cảm của chúa sơn lâm được khắc họa qua câu chữ khiến bạn đọc không khỏi xúc động. Bức tranh đêm hiện lên thật đẹp với ánh trăng là bức tranh êm dịu trong toàn khổ thơ. Con hổ “say mồi”, “uống ánh trăng”, hình ảnh đó làm ta liên tưởng đến thi sĩ trong đêm thơ mông. Ngày mưa trở thành bức tranh thứ hai trong khổ thơ gắn liền với tư thế trầm ngâm của hổ. Nó ngắm nhìn rừng già dưới cơn mưa, ngắm nhìn giang sơn hùng vĩ. Và chính những giọt mưa ấy làm sống dậy khung cảnh bình minh với “cây xanh nắng gội”. Đặc biệt, tiếng chim, tiếng hót ấy làm núi rừng như rộn ràng hơn cả. Còn những chiều hoàng hôn rực rỡ làm lòng người thêm phần vấn vương. Người chúa tể mang trong mình sức mạnh của nó với sự hùng dũng, với khí thế oai phong. Nó như vươn mình trong đêm với vẻ uy nghi cùng sức mạnh lớn lao. Phải chăng khao khát ở hổ cũng là niềm khao khát của người tri thức nhỏ bé về một tương lai tự do, về một con đường sáng? Nỗi hoài niệm tiếc nuối thì mãi ở lại với niềm “than ôi”. Nỗi đau dường như giằng xé trong hổ và trong mỗi chúng ta.